Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi niềm mùa vải chín

Nỗi niềm mùa vải chín
Publish date: Saturday. June 27th, 2015

Đến vùng quê Đồng Hỷ vào giữa tháng 6, chúng tôi dễ dàng bắt gặp màu đỏ tươi rói của quả vải nổi bật trên nền xanh ngắt của những vòm cây. Giống vải của Đồng Hỷ chủ yếu là giống có nguồn gốc từ huyện Thanh Hà, Hải Dương và cây vải thiều ở Lục Ngạn, Bắc Giang được trồng nhiều tại các vùng như: Khe Mo, Văn Hán, Hóa Trung, Hợp Tiến, Tân Lợi, Nam Hòa... Quả vải chín có màu đỏ, mùi thơm nhẹ, cùi dầy, tuy căng mọng nhưng khi bóc vỏ không dính nước, vị ngon ngọt thanh mát... Nhưng vị thơm ngon và sắc hương ấy vẫn chưa giúp người nông dân tìm được hướng đi để thoát cảnh giá bán rẻ, đầu ra bấp bênh.

Trong khu vườn của gia đình ông Diệp Văn Bảy, xóm Quang Trung, xã Nam Hòa, cây vải nào quả cũng sai lúc lỉu, như kéo cả cành cây sà xuống đất. Ông Bảy chia sẻ: Năm nay cây vải được mùa dù thời tiết có lúc thất thường. Nhà tôi có gần 100 gốc vải, chia thành 2 vườn, trong đó 1 vườn đã thu hoạch xong, đây là vườn vải thứ 2 cũng đang chuẩn bị thu hoạch tiếp. Hiện, giá trung bình vải thiều bán tại vườn chỉ được 4 nghìn đồng/kg. Vì giá thấp quá, nên gia đình tôi đành lặn lội tự mình chở vải ra chợ Túc Duyên bán thì được khoảng 8 đến 10 nghìn đồng/kg.

Nhưng mang đi tiêu thụ cũng rất khó khăn, mỗi ngày chúng tôi đều dậy từ 2 giờ sáng, mang vải chín đã bó gọn thành từng túm đi, chở vải quanh chợ, chờ tìm được người mua, có hôm đến trưa vẫn còn nhiều quá, đành bán tống bán tháo cho các tiểu thương. Ông chia sẻ thêm, vụ vải thường ngắn ngày, lúc vải bắt đầu chín rộ phải thu hoạch nhanh (trong vòng 15 ngày), nếu hái không kịp quả vải sẽ bị cay, mầu bị thâm và rất khó bán. Vì vậy, ở đợt thu hoạch lần thứ nhất, gia đình ông đã phải thuê thêm nhân công, sau khi trừ đi chi phí thì chẳng còn được bao nhiêu.

Cùng gặp khó khăn về đầu ra như gia đình ông Diệp Văn Bảy, các hộ trồng vải trên địa bàn huyện Đồng Hỷ năm nay và nhiều năm trước đều ở trong hoàn cảnh được mùa mà vẫn không vui vì giá vải quá thấp và khó bán. Để được giá cao hơn 1 chút, người dân chỉ có cách tập trung hết nhân lực thu hái và chở ra chợ đầu mối Túc Duyên để bán. Nếu ở xa, không mang được tới các chợ thì đành chịu thiệt, tiếc rẻ nhìn vải chín rụng đỏ gốc. Gia đình ông Liễu Văn Sinh, ở xóm Na Tiếm, xã Tân Lợi là một ví dụ.

Ông Sinh chia sẻ: Gia đình tôi có 3ha trồng vải, mỗi năm thu hoạch khoảng gần 4 tấn quả. Nhà ở xa chợ Túc Duyên, neo người nên không thu hoạch và đi bán kịp, có năm đành để rụng đầy vườn thu nhập từ trồng vải cũng chẳng được là bao. Vì vậy, dù đã cất công đi nhiều nơi học tập về kỹ thuật trồng vải thiều và gia đình có nhiều cây vải đang trong tầm tuổi ra quả tốt nhưng gia đình tôi đang tính toán để thay thế bằng cây keo may ra hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT Đồng Hỷ, năm 2015, với diện tích trên 750ha, tổng sản lượng vải thiều của huyện ước đạt trên 3,3 nghìn tấn quả tươi, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Được mùa, nhưng qua câu chuyện với bà con, chúng tôi thường gặp một nỗi trăn trở đó là không biết có nên tiếp tục trồng vải nữa hay không? Bởi vì, phải đổ biết bao mồ hôi, công sức, người nông dân mới trồng được những vườn vải tươi tốt, trĩu nặng quả. Nhưng khi vải đến thời kỳ thu hoạch thì không có thị trường tiêu thụ, giá bán xuống quá thấp, có lúc chỉ còn 3 nghìn đồng/kg.

Trăn trở như thế, nhưng vì tiếc những cây vải tươi tốt và những kỹ thuật trồng vải đã tích lũy được bao năm nay nên phần lớn người dân ở đây vẫn chọn cách tiếp tục gắn bó với cây vải. Họ hy vọng năm sau giá vải sẽ tăng hoặc đầu ra ổn định hơn. Họ đều trông chờ chính quyền các cấp chủ động triển khai nhiều biện pháp tiêu thụ vải thiều ở các thị trường, đồng thời giúp bà con nông dân về công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị nông sản từ đó họ tiếp tục gắn bó với cây vải quê mình


Related news

Giá Ớt Tăng Cao Người Dân Có Lãi Giá Ớt Tăng Cao Người Dân Có Lãi

Vui mừng hơn nữa là ớt hái đến đâu đều được thương lái và các chủ vựa thu mua đến đó, nên việc thu hoạch và bán cũng diễn ra rất thuận lợi.

Friday. December 20th, 2013
Mô Hình Cánh Đồng Lớn Mỗi Hecta Lúa Thu Lợi Thêm Từ 2,2 - 7,5 Triệu Đồng Mô Hình Cánh Đồng Lớn Mỗi Hecta Lúa Thu Lợi Thêm Từ 2,2 - 7,5 Triệu Đồng

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở mỗi hecta lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng. Chi phí sản xuất giảm được từ 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20 - 25%.

Tuesday. January 7th, 2014
Súp-Lơ Ra Bông Sớm Tại Giống Hay Canh Tác Chưa Hợp Lý? Súp-Lơ Ra Bông Sớm Tại Giống Hay Canh Tác Chưa Hợp Lý?

Mới đây, một nông dân tại xã Ninh An (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho rằng, đại lý tại chợ thị xã đã bán giống súp-lơ “dỏm” làm ông thiệt hại nhiều triệu đồng. Sự việc này vẫn chưa có kết luận.

Tuesday. January 7th, 2014
Trồng Mới Gần 140ha Cây Ăn Trái Trồng Mới Gần 140ha Cây Ăn Trái

Năm 2013, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phát triển thêm gần 140ha vườn cây ăn trái, nâng tổng số lên hơn 1.300ha. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn trái cao hơn so với canh tác mía, khâu tiêu thụ cũng thuận lợi do thương lái đến thu mua tại vườn.

Friday. December 20th, 2013
Đào Phai Bén Rễ Vùng Đất Khó Đào Phai Bén Rễ Vùng Đất Khó

Bây giờ, cây đào phai đã bén rễ trên đất Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình). Từ khi cây đào phai nở hoa trên vùng đất khó này, cuộc sống người dân đã được cải thiện đáng kể.

Friday. December 20th, 2013