Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Chống Rét Cho Cá

Phương Pháp Chống Rét Cho Cá
Publish date: Wednesday. March 9th, 2011

Một số loại thủy sản như cá mè, trôi, trắm, chép, ếch đồng, ba ba trơn... chỉ thích ứng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C. ở nhiệt độ 10-20 độ C, cá chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài trong ao nước nông, không kín gió, chúng sẽ bị chết rét. Cá chim trắng, rô phi, ếch Thái Lan là những giống ngoại nhập, chịu được nhiệt độ thấp, nhưng nếu rét kéo dài 6-7 ngày ở nhiệt độ 8 - 10 độ C, cá sẽ chết nhanh hơn các loại thuỷ sản khác.

Xin giới thiệu một số kinh nghiệm phòng chống rét cho các loài thủy sản.

Che kín ao bằng bạt nylon, lá dừa để tránh gió lùa làm giảm nhiệt độ nước. Khi trời rét đậm, dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ, che phủ kín bằng bạt nylon để tăng khả năng giữ nhiệt. Dưới ao bơm nước sâu 1,4 -1,5m. Mặt ao thả bèo tây, chiếm khoảng 2/3 diện tích ao về phía Bắc để chắn gió.

Làm sọt tránh rét:

Tạo một góc ao sâu về phía Bắc, rơm rạ được phun nước vôi sát trùng, phơi khô rồi ấn đầy vào các sọt tre, cắm cọc đơm sọt xuống đáy ao. Lúc trời rét, cá, lươn chui vào sọt tránh rét. Dùng lá dừa khô tạo thành ụ ở những chỗ ếch thường nằm để ếch vào tránh rét.

Chế độ chăm sóc:

Có chế độ chăm sóc thật đặc biệt, ngoài việc theo dõi còn phải cho ăn bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao hoặc bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để cá tăng sức đề kháng với bệnh tật và khả năng chịu rét.

Lưu ý: Khi thời tiết thay đổi từ mùa đông sang mùa xuân, từ mùa thu sang mùa đông, cá dễ bị bệnh nên phải cho ăn thuốc phòng bằng loại thuốc Tiên Đắc I với lượng 10g thuốc trộn với cám, gạo, bột mì đã nấu chín cho 50kg cá trong ao, cho ăn liên tục 2 -3 ngày, cá sẽ chống được bệnh, nhất là bệnh đốm đỏ. Ngoài cho ăn thuốc phòng, tháng 2 và 3 nên dùng vôi bột rắc xung quanh ao và giữa ao với lượng 5-7 kg/sào, nếu không có vôi có thể dùng tro bếp rắc khắp ao với lượng 8-10kg/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn; dùng vôi bột và sunphat đồng cho vào túi vải treo ở nơi cho ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh. Nếu cá bị bệnh thì phải cách ly sớm những con bị bệnh để chữa trị.


Related news

Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 12.070 ha, bằng 54% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 2,22% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên 6.936 ha, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2014; không xác định nguyên nhân 1.012 ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết.

Wednesday. June 24th, 2015
Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh

Trong nửa tháng qua, giá tôm nước lợ (tôm sú và thẻ chân trắng) tại các vùng nuôi tôm phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, nông dân nuôi tôm rất phấn khởi. Mặt khác, thời tiết trong những ngày gần đây bắt đầu dịu trở lại do tác động của những cơn mưa lớn, nên người dân tiến hành thả giống cho vụ nuôi mới.

Wednesday. June 24th, 2015
Khai thác cá ngừ đại dương Cách làm truyền thống đã không còn phù hợp Khai thác cá ngừ đại dương Cách làm truyền thống đã không còn phù hợp

Hiện nay, hầu hết các loài cá có giá trị cao trong vùng đặc quyền kinh tế của việt nam đã bị khai thác quá mức, nhưng riêng loài cá ngừ đại dương lại vẫn còn tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa biết tận dụng tiềm năng này. Để cá ngừ đại dương thực sự “bơi” xa hơn nữa, chúng ta cần thay đổi cách làm truyền thống từ trước tới nay.

Wednesday. June 24th, 2015
Khai thác vô tội vạ cá kèo giống Khai thác vô tội vạ cá kèo giống

Khu vực các cửa sông thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là nơi sinh sản của nhiều loại thủy sản có giá trị cao như cua biển và cá kèo. Tuy nhiên, do nạn khai thác quá mức nguồn giống tự nhiên, khiến nguồn lợi thủy sản tại đây đang có nguy cơ cạn kiệt.

Wednesday. June 24th, 2015
Nuôi Artermia trên đồng muối hiệu quả kinh tế cao Nuôi Artermia trên đồng muối hiệu quả kinh tế cao

Theo ngành Nông nghiệp, hiện nay, ngoài các đối tượng nuôi như tôm, cua, cá kèo… người dân cũng có thể nuôi Artermia trên đồng muối. Ở nhiều địa phương, mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Wednesday. June 24th, 2015