Nuôi Heo Ky Phục Vụ Tết
Ông Tiêu Tùng ở thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những người đầu tiên xây dựng thành công trang trại nuôi heo ky. Nhiều năm qua, việc nuôi heo ky đã mang về cho ông một khoản thu nhập đáng kể.
Năm 2008 gia đình ông Tùng ký hợp đồng với Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Ngãi và Trường Đại học Nông lâm Huế để nuôi heo ky thử nghiệm. Phía bên A chịu trách nhiệm cung cấp 21 con heo giống và hướng dẫn quy trình, kỹ thuật nuôi heo ky.
Qua một thời gian nuôi thử nghiệm heo ky theo quy trình khép kín, con nào không đạt yêu cầu thì loại đi, nên ông Tùng đã tuyển chọn được đàn heo ky giống tốt hiện có 15 con heo nái và 2 con heo đực để phối giống. Khi tạo được đàn heo con ông đều giữ lại nuôi lớn mới xuất bán ra thị trường, nên hiệu quả kinh tế đạt khá cao.
Lứa đầu tiên (năm 2010), ông bán với giá 60 ngàn đồng/kg heo hơi, cao gấp đôi so với giá heo bình thường. Sang năm 2011 giá heo ky tăng dần. Lái buôn đến tận nhà mua với giá 100 ngàn đồng/kg heo hơi.
Từ năm 2012 trở đi, trang trại của ông Tùng luôn giữ được số lượng đàn heo thịt ổn định khoảng trên dưới 100 con để cung cấp ra thị trường. Rút kinh nghiệm từ Tết năm trước, chỉ tính từ đầu tháng Chạp đến ngày 28 Tết đã tiêu thụ khoảng 50 con, trong đó có ngày bán được tới 12 con với giá 120 ngàn đồng/kg heo hơi, cao gấp 3 lần so với giá heo bình thường trên thị trường, nhưng không đủ heo thịt để bán. Năm nay trang trại của ông Tùng đã lên kế hoạch khá chu đáo về nuôi heo ky để phục vụ Tết.
Heo ky được nuôi bằng thức ăn chính là xác bia, xác đậu nành và các loại rau cỏ, lá cây xanh nên chậm lớn. Nếu nuôi tốt bình quân mỗi tháng tăng trọng được 3 kg, bình thường thì nuôi hơn 8 tháng được 20 kg là có thể xuất chuồng.
Hiện tại trang trại của ông Tùng đã chuẩn bị được 80 con heo ky để phục vụ Tết Giáp Ngọ - 2014. Ông Tùng cho biết, Tết này trang trại của ông vẫn bán heo ky với giá 120 đồng/kg hơi như năm trước với nhiều cách phục vụ linh hoạt như sẵn sàng xẻ heo thịt đem tới tận nhà khi có yêu cầu, nên đã thu hút được lượng khách đến đặt hàng ngày càng đông.
Ở thôn Kỳ Thọ Nam, xã Hành Đức cũng có người nuôi heo ky đạt hiệu quả cao đó là ông Trịnh Kim Thúy. Ông Thúy cho biết, heo ky là giống heo tốt, chất lượng thịt ngon, thị trường tiêu thụ mạnh nên từ 5 năm trước ông đã mua lại giống heo ky của ông Tiêu Tùng về nuôi rồi phát triển dần lên thành đàn.
Hiện trang trại của ông còn 11 con heo nái và một con heo đực để phối giống. Bình quân mỗi năm ông Thúy xuất chuồng từ 40 - 50 con và năm nay đã chuẩn bị được gần 100 con heo ky đủ trọng lượng xuất chuồng để phục vụ Tết Giáp Ngọ. Ông Thúy cũng bán với giá 120 ngàn đồng/kg heo hơi và sẵn sàng phục vụ tận nơi theo yêu cầu của người mua.
Bằng cách tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình nên nhiều trang trại chăn nuôi heo ky ở Nghĩa Hành đã tạo được uy tín trên thị trường và việc làm ăn của chủ trang tại ngày càng phát triển.
Related news
Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..
Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000 m². Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ mô hình nấm cao cấp cho thấy: Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu Điện Biên, mang lại giá trị kinh tế cao.
Từ ngày 1/6/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu bắt đầu bán bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 cho các xã, phường thí điểm. Mặc dù hơi muộn so với lịch thời vụ thả giống nhưng đó là một tin vui đối với người nuôi tôm, góp phần chia sẻ rủi ro, an sinh xã hội và kích thích phong trào nuôi tôm trong tỉnh phát triển.
Vụ ĐX 2012 - 2013, huyện Tuy Phước (Bình Định) xây dựng 13 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại các xã: Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Nghĩa và Phước Lộc, tổng diện tích 552 ha, có 3.095 nông hộ tham gia. Trong đó, liên kết sản xuất lúa giống hơn 341 ha, 2.009 hộ tham gia. Nông dân đã thu lãi khá từ sản xuất lúa giống.
Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, tỉnh Cà Mau chia thành 2 vùng kinh tế chủ đạo mặn và ngọt. Tuy nhiên, thời gian qua, khi cây trồng chủ đạo của vùng ngọt là lúa lại không mang đến lợi nhuận cho người dân thì vật nuôi mũi nhọn vùng mặn là con tôm có xu hướng lấn áp.