Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng)

Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng)
Publish date: Thursday. April 18th, 2013

Dễ trồng, ít tốn công lao động, sớm cho thu hoạch lại có năng suất và giá trị kinh tế cao nên cây thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân xã Tân Thanh, Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long ở địa phương này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này mang lại, người dân cần có sự đầu tư đúng mức bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

Sau chuyến đi hỏi kinh nghiệm trồng loại cây này tại Bình Thuận, anh Trần Văn Hậu (Đồng Thanh, Tân Thanh, Lâm Hà) mạnh dạn đầu tư hơn 35 triệu đồng để trồng 300 gốc thanh long ruột đỏ tại vườn. Thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh mẽ. Vụ mùa đầu tiên, gia đình anh Hậu thu bói bán được gần 60 triệu đồng. Năm nay, vườn thanh long tiếp tục phát triển mạnh, hứa hẹn một vụ bội thu. Mới đầu vụ mà đã có thương lái tới đặt hàng nhà anh với giá 25.000 đồng/kg. Anh Hậu cho biết: “Thanh long không tốn nhiều công chăm sóc, tốn công ít hơn hẳn so với chăm sóc cây cà phê, hiệu quả kinh tế tính ra cao gấp 3 lần. Từ khi có cây thanh long, gia đình tôi có đồng ra đồng vào, cuộc sống dễ chịu hơn rất nhiều”.

Thực tế chứng minh cây thanh long ruột đỏ đã đem lại hiệu quả kinh tế trên nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này, cần có sự đầu tư, chăm sóc đúng mức. Song, đa số hộ dân trồng cây thanh long ở Tân Thanh còn mang tính tự phát, chưa thực sự đầu tư, một phần vì thiếu vốn, một phần vì chưa nhìn nhận hết hiệu quả kinh tế mà loài cây này mang lại. Ngay như vườn thanh long của gia đình anh Trần Văn Hậu được đánh giá là tốt nhất trong vùng cũng chưa được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm để thu quả trái mùa. Ngoài ra, việc phát triển nhỏ lẻ, mang tính tự phát, không có thương hiệu, không có đầu ra ổn định rất dễ bị thương lái ép giá.

Thời gian tới, cây thanh long ruột đỏ có trở thành loài cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con đất Tân Thanh hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nhìn nhận đúng mức của bà con về loài cây này và sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa từ phía chính quyền.


Related news

Giá Chuối Nguyên Liệu Giảm Mạnh Giá Chuối Nguyên Liệu Giảm Mạnh

Trái với quy luật nguồn cung giảm, giá tăng, giá chuối hiện vẫn đứng ở mức thấp. Cụ thể, chuối sứ thu tại đại lý đang ở mức 5 ngàn đồng/kg, chuối tiêu 3 ngàn đồng/kg, giảm từ 1-2 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Đặc biệt, chuối bơm chỉ còn 700 đồng/kg, trong khi cùng kỳ mọi năm loại chuối này có thể bán được từ 6-7 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân do các lò làm chuối sấy, chuối chiên giảm mạnh lượng tiêu thụ do đầu ra gặp khó khăn.

Thursday. November 20th, 2014
Sử Dụng Gốc Ghép Bưởi Da Xanh Đúng, Vừa Hạn Chế Dịch Bệnh Vừa Đảm Bảo Chất Lượng Trái. Sử Dụng Gốc Ghép Bưởi Da Xanh Đúng, Vừa Hạn Chế Dịch Bệnh Vừa Đảm Bảo Chất Lượng Trái.

Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.

Thursday. November 20th, 2014
Người Nuôi Cá Tra Cần Được Bảo Vệ Quyền Lợi Người Nuôi Cá Tra Cần Được Bảo Vệ Quyền Lợi

Trung tuần tháng 11-2014, phóng viên Báo An Giang đến vùng nuôi cá tra xã Hòa Lạc (Phú Tân) tìm hiểu việc ngư dân La Văn Hạp bị Công ty TNHH Phước Phát Lợi (tỉnh Vĩnh Long) lừa mua trên 110 tấn cá tra và quỵt nợ 1 tỷ 126 triệu đồng. Trớ trêu thay, ông Hạp lại bị phạt 9 tháng án tù treo (do ông Hạp ép Giám đốc DN trả nợ- như báo An Giang đã thông tin ngày 17-11), khiến dư luận xôn xao.

Friday. November 21st, 2014
Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam

Sáng nay (19/11), tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng ĐBSCL, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.

Friday. November 21st, 2014
Thanh Hóa Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Thanh Hóa Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Friday. November 21st, 2014