Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm Mục Tiêu Xuất Khẩu Gạo Chính Ngạch

Giảm Mục Tiêu Xuất Khẩu Gạo Chính Ngạch
Publish date: Wednesday. May 14th, 2014

Đến hết tháng 4, nhận thấy tình hình XK kém khả quan, VFA đã hạ chỉ tiêu XK chính ngạch xuống khá nhiều.

Tuy đã thắng thầu toàn bộ 800 ngàn tấn gạo XK sang Philippines từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, nhưng đến giờ này, nhìn chung XK gạo chính ngạch của nước ta vẫn đang tiếp tục gặp những khó khăn lớn về mặt thị trường.

Theo VFA, Châu Phi vốn là thị trường ổn định và lớn thứ 2 của Việt Nam trong những năm qua, giờ đây đang giảm sút mạnh do bị gạo Thái Lan giành giật thị phần.

Do vẫn cần có đủ tiền để trả nợ nông dân và giảm bớt lượng gạo tồn kho đã bắt đầu xuống cấp, Thái Lan vẫn đang tìm mọi cách đẩy mạnh XK gạo, kể cả bán với giá thấp hơn sang Châu Phi. Do đó, không chỉ gạo Việt Nam mà gạo Ấn Độ cũng đang mất đi khá nhiều thị phần ở châu Phi trước sự cạnh tranh của gạo Thái Lan.

Ở châu Á, một số thị trường truyền thống của gạo Việt Nam trong nhiều năm qua, hiện cũng đã quay sang mua gạo của Thái Lan. Hầu hết nhu cầu gạo NK của Malaysia trong năm nay, đã được nước này ký hợp đồng mua từ Thái Lan.

Ngay cả ở Philippines, nơi Việt Nam đã thắng thầu toàn bộ 800 ngàn tấn gạo trong đợt đấu thầu tháng 4 vừa rồi, vẫn đang tiếp tục được Thái Lan mời chào, thúc đẩy thương mại gạo giữa 2 Chính phủ.

Do các thị trường XK bị suy giảm mạnh, nên lượng gạo đã XK trong 4 tháng đầu năm nay chỉ đạt 1,751 triệu tấn, giảm tới 18,17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước bối cảnh khó khăn về mặt thị trường, VFA cũng đã định hướng XK gạo chính ngạch trong cả năm nay chỉ còn khoảng 6,2 triệu tấn (quý 1 đã được 1,219 triệu tấn, dự kiến XK quý 2 và quý 3 đều ở mức 1,8 triệu tấn, quý 4 dự kiến 1,4 triệu tấn).

Như vậy, so với định hướng XK 6,5-7 triệu tấn được đưa ra hồi đầu năm nay, thì định hướng mới của VFA đã giảm đi ít nhất là 300 ngàn tấn.

Nhờ nhu cầu lớn của Trung Quốc, cũng như hoạt động XK gạo tiểu ngạch sang nước này, nên dù năm nay, dự báo XK chính ngạch sẽ tiếp tục giảm mạnh, nhưng lúa gạo hàng hóa trong nước vẫn có thể được tiêu thụ hết.

Trong bối cảnh thị trường như trên, việc XK gạo Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc là điều khó tránh khỏi. Trong tháng 4, lượng gạo Việt Nam giao cho khách hàng nước ngoài qua đường chính ngạch là 536.806 tấn, thì có tới 60% là đi Trung Quốc. Nếu cộng cả XK tiểu ngạch (chưa thể tính được số lượng cụ thể, thì tỷ lệ này chắc chắn còn cao hơn nhiều).

Bởi vậy, theo ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký VFA, Trung Quốc đã trở thành thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam trong 2 năm qua và sẽ tiếp tục đứng đầu trong thời gian tới, do nhu cầu ngày càng tăng và lợi thế thị trường gần, vận chuyển thuận lợi, đặc biệt là XK qua biên giới, bù đắp sự sút giảm từ các thị trường khác do cạnh tranh của Thái Lan. XK qua biên giới Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa trong nước.

Điều đáng chú là là tuy Việt Nam và Trung Quốc đang căng thẳng trên Biển Đông, nhưng XK gạo qua đường tiểu ngạch sang biên giới phía Bắc vẫn bình thường, thậm chí đã bắt đầu sôi động trở lại nhờ sự “nhẹ tay” hơn của các cơ quan chức năng đối với những xe chở gạo quá tải trọng.

Một doanh nhân chuyên buôn bán gạo từ Hải Phòng lên biên giới phía Bắc (xin không nêu tên), cho hay, với riêng mặt hàng gạo, đã có sự nhẹ tay hơn đáng kể so với thời điểm sau ngày 1/4, tức là cho phép chở quá tải nhưng với mức độ quá tải không được nhiều như từ tháng 3 trở về trước.

Cụ thể, một xe đầu kéo 25 tấn trước ngày 1/4 có thể chở tới 75-80 tấn gạo, sau khi kiểm tra tải trọng, chỉ còn được chở đúng tải là 25 tấn, nay đã có thể nới lên khoảng 40-50 tấn. Nhờ đó, hàng loạt tàu gạo ùn ứ ở các cảng tư nhân trên địa bàn Hải Phòng sau ngày 1/4, đến nay đã được giải phóng hết, giá gạo từ Hải Phòng đưa lên biên giới cũng đã tăng khoảng 300-600 đ/kg.

Do XK gạo qua biên giới đang quá quan trọng đối với tiêu thụ lúa gạo hàng hóa ở nước ta, nên cũng theo VFA, xu hướng giá gạo Việt Nam sắp tới sẽ phụ thuộc vào sự biến động giá ở thị trường Trung Quốc, nhất là XK qua biên giới.

Dự báo giá sẽ ổn định trong tháng 5 và ngay cả tháng 6, trước khi sút giảm do kết hợp nhu cầu yếu từ Trung Quốc (bắt đầu thu hoạch) và thu hoạch vụ Hè Thu trong nước từ tháng 7, làm tăng áp lực giảm giá


Related news

Sơn Dương (Tuyên Quang) Chú Trọng Thâm Canh Mía Sơn Dương (Tuyên Quang) Chú Trọng Thâm Canh Mía

Thực hiện kế hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu, hàng năm UBND huyện phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, tập trung điều tra, khảo sát diện tích đất có thể trồng được mía để lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị, các xã vùng nguyên liệu mía triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra.

Saturday. January 3rd, 2015
Bắp, Đậu Nành Sản Xuất Trong Nước Giảm, Nhập Khẩu Tăng Mạnh Bắp, Đậu Nành Sản Xuất Trong Nước Giảm, Nhập Khẩu Tăng Mạnh

Theo Tổng cục Thống kê, tính thời điểm 1-10-2014 tổng đàn bò của cả nước là 5,24 triệu con, tăng 1,5%, đàn heo là 26,8 triệu con tăng gần 2%, còn đàn gia cầm là 327,7 triệu con, tăng gần 3,2% so với năm 2013. Đối với thủy sản nuôi gồm cá tra, tôm (sú và thẻ chân trắng, hải sản…) là gần 3,4 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013.

Saturday. January 3rd, 2015
Nữ Tỷ Phú Vùng Cam Nữ Tỷ Phú Vùng Cam

Từ quyết tâm thoát nghèo, bằng ý chí và nghị lực kiên cường, chị Lâm Thị Nụ, tiểu khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư vào cây cam. Vượt qua những khó khăn và thất bại, sau 10 năm gắn bó, cây không phụ lòng người, giúp gia đình chị thoát nghèo và trở thành tỷ phú.

Saturday. January 3rd, 2015
Cam Xoàn Không Đủ Nguồn Cung Cam Xoàn Không Đủ Nguồn Cung

Những năm gần đây, giá cam cam xoàn ở huyện Long Mỹ luôn đứng ở mức cao, từ 27.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư cho một công cam xoàn từ 10 - 15 triệu đồng, khoảng 2 năm là cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt trái với năng suất trung bình từ 20 đến 30 tấn/ha. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí người trồng cam còn thu lời từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi héc-ta. Theo thống kê, huyện Long Mỹ hiện có hơn 300ha cam xoàn, trong đó có gần 100ha đang cho trái.

Saturday. January 3rd, 2015
Thắng Lợi Của Con Tôm Và Áp Lực Giữ Tăng Trưởng Thắng Lợi Của Con Tôm Và Áp Lực Giữ Tăng Trưởng

Bộ NN&PTNT cho biết, Chỉ thị được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu có văn bản gửi Bộ thông báo tình trạng gia tăng đột biến các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh và đề nghị phía Việt Nam phải có các biện pháp khắc phục khẩn cấp, thông báo lại cho phía họ trước ngày 9/1/2015.

Monday. January 12th, 2015