Sinh sản nhân tạo giống lươn đồng
Từ tháng 12/2014, từ nguồn lươn đồng giống ở một số địa phương trong tỉnh và từ Nam bộ đem về, Trung tâm nuôi vỗ trong các bể xi măng lót bạt, không bùn. Con bố, mẹ đều nuôi riêng. Thức ăn là cá tạp trộn với thức ăn tổng hợp xay nhỏ làm thành bánh. Sau 3 tháng nuôi vỗ, lươn bố mẹ đã đến giai đoạn thành thục, đạt trọng lượng thân khoảng 170 g/con cái và 270 g/con đực và bắt đầu cho sinh sản. Đưa lươn bố mẹ vào bể đẻ, xung quanh lót bạt nylon và cả một lượng lớn bùn, khoảng giữa bể là nước. Tỷ lệ đực - cái là 1 - 1 và 1 - 2 với mật độ 15 - 20 con/m2. Lúc này, cũng cho ăn bình thường. Duy trì nhiệt độ từ 24 - 360C, tùy theo buổi sáng, chiều, bằng cách che tủ, phun sương. Sau 20 ngày thì lươn đẻ và bắt đầu thu trứng. Cứ 9 ngày thu một lần.
Trứng sau khi thu được cho vào ấp. Hệ thống ấp là những chiếc thau nhựa thể tích 10 - 20 lít, để trong nhà, có sục khí oxy để phôi phát triển. Nhiệt độ tốt nhất khi ấp là 25 - 280. Sau 4 - 5 ngày, trứng nở thành lươn bột. Sau đó nuôi từ lươn bột lên lươn hương giống phải mất 30 ngày, từ lươn hương lên lươn giống cấp 1 mất 60 ngày nữa, để đạt trọng lượng 0,3 g/con và chiều dài 4 cm/con; từ con giống cấp 1 lên con giống cấp 2 mất 2,5 tháng, để đưa ra nuôi thương phẩm.
Như vậy, tính ra từ lươn bột nuôi thành lươn giống cấp 2 để cung cấp cho nuôi thương phẩm phải mất 5 tháng.
Kết quả cho sinh sản lươn đồng của Trung tâm cho thấy, với tỷ lệ thụ tinh là 79,76%, sức sinh sản trung bình là 1,43 trứng/g con cái, tỷ lệ nở trung bình 73,67%, là ổn định và chấp nhận được. Sau hơn 6 tháng, Trung tâm đã cho ấp nở được trên 32 ngàn con lươn bột, 11.600 con lươn hương, 5.600 con lươn giống cấp 1, và 5.100 con lươn giống cấp 2.
KS Nguyễn Thế Vũ - chủ nhiệm đề tài cho sinh sản, nuôi thương phẩm lươn đồng đánh giá, tỷ lệ thành thục nuôi vỗ con bố, mẹ, các tỷ lệ về thụ tinh, ấp nở, hao hụt qua các giai đoạn ươm giống từ con giống hương lên giống cấp 2 như vậy là chấp nhận được, tỷ lệ hao hụt thấp, lươn lớn nhanh, khỏe mạnh… Tháng 9 - 10/2015, Trung tâm sẽ tiếp tục cho lươn sinh sản tiếp, sau đó có đúc kết đánh giá để chọn thời vụ tốt nhất cho lươn sinh sản trong năm.
Bên cạnh việc nghiên cứu cho lươn sinh sản, ấp nở, ươm nuôi con giống, Trung tâm còn tổ chức 3 mô hình nuôi thương phẩm ở huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ và TP. Quy Nhơn. Các mô hình này hoàn toàn nuôi theo phương pháp nuôi lươn không bùn. Mỗi mô hình được cung cấp 1.500 đến 2.000 con lươn giống cấp 2.
Tại mô hình nhà ông Trịnh Văn Minh, thôn Diêm Tiêu, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, đề tài cung cấp 1.500 con giống cấp 2. Qua 4 tháng nuôi, hao hụt chỉ 10%, con lươn phát triển bình thường. Với thức ăn gồm 60% trùn quế, 40% còn lại là thức ăn công nghiệp tổng hợp, khả năng 6 tháng đạt 0,3 kg/con. Theo ông Minh, chất lượng con giống tốt, ít bệnh tật. Tuy nhiên, giống lươn này có màu da không được vàng lắm, người tiêu dùng ít thích.
Ngoài nuôi lươn mô hình, ông Minh còn nuôi 3.000 con lươn thương phẩm trong không bùn, trong hệ thống bể xi măng đặt trong vườn nhà. Ông có nhiều kinh nghiệm nên con lươn ít bệnh tật và ông đã thành công
Theo đánh giá của ông Nguyễn Thế Vũ, 3 mô hình nuôi lươn thương phẩm, mật độ 150 - 200 con/m2 (nuôi có bùn chỉ 30 - 40 con/m2) tuy chưa đến thời kỳ thu hoạch nhưng quá trình nuôi, con lươn phát triển tốt, tăng trọng trên 1 g/ngày, khoảng 5 - 6 tháng là bán được. Con giống được cho sinh sản tại địa phương, phần nào có tính thích nghi cao với điều kiện nhiệt độ, khí hậu, nguồn nước… nên ít xảy ra dịch bệnh. Nếu so với con giống di nhập từ miền Nam về, do không quen điều kiện khí hậu ở địa phương nên chết nhiều. Mỗi mô hình đều có chuyên gia thủy sản theo dõi hướng dẫn. Thức ăn chủ yếu tận dụng nguồn cá tạp ở địa phương xay nhỏ, trộn với thức ăn công nghiệp.
Sắp tới, Trung tâm cho sinh sản, ươm nuôi con giống đến giai đoạn giống cấp 1, còn ươm giống cấp 1 lên cấp 2 sẽ là người nuôi thương phẩm thực hiện. Vì như vậy sẽ làm giảm giá thành con giống cho người nuôi đến gần một nửa.
Related news
Những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xen lẫn những cơn mưa trái mùa làm cho việc quản lý môi trường ao nuôi tôm trở lên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm bùng phát, gây thiệt hại cho người nuôi.
Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên nuôi thủy sản, chủ yếu là các vùng nuôi tôm nước mặn, lợ giảm thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, trong vụ tôm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác thú y thủy sản.
Thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực khuyến cáo, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học một cách rộng rãi trong nuôi tôm như: EM, Probiotic, Prebiotic... nhằm xử lý môi trường ao nuôi thay thế việc xử lý bằng hóa chất; các loại chế phẩm sinh học bổ sung men đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa giảm hệ số thức ăn, nâng cao sức đề kháng phòng trừ dịch bệnh.
Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.
Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đến nay đã có hơn 100ha tôm nuôi tại các huyện Đông Hòa, Tuy An và TX Sông Cầu bị chết do dịch bệnh và thời tiết nắng nóng.