Tỷ Phú Cá Chình
Anh Phan Hồng Phúc ở ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn (An Giang) đã thành công trong việc SX cá chình giống và nuôi thương phẩm mang lại lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/năm.
Gia đình anh Phúc có 3 công ruộng ở vị trí không được tốt nên hiệu quả canh tác lúa không cao, anh phải tìm kế sản xuất (SX) khác để nuôi sống 4 miệng ăn. Tình cờ anh xuống thăm mấy người bạn ở Cà Mau, thấy mô hình nuôi cá bống tượng nên về làm thử. Nào ngờ, con cá bống tượng làm vợ chồng anh bao phen hoảng hồn, do cá chết hàng loạt mà không biết nguyên nhân. Rồi anh kiên nhẫn học hỏi kinh nghiệm, tìm tài liệu nghiên cứu. Từ chỗ nuôi lỗ, anh hòa vốn và có lời.
Năm 2005, nghe nói Phan Hồng Phúc ở xã Phú Thuận nuôi cá bống tượng, ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Bạn hàng vùng lộ tẻ Cái Sắn nghe cũng muốn tìm đến xem thử. Từ sự “hiếu kỳ” đó, họ mới kết thân, giúp anh Phúc biết thêm con cá chình. Khi con cá bống tượng bị “trục trặc” về giống, thị trường, kỹ thuật chăm sóc… anh Phúc bắt đầu chuyển sang nuôi cá chình.
Vừa bán giống, anh vừa nuôi cá thịt. Anh chủ động được nguồn giống nhờ nắm vững kỹ thuật ương cá hương, nuôi dưỡng thành con giống. Cá chình được anh cung cấp khi cho nhu cầu nuôi lồng bè (khoảng tháng tư đến tháng tám âm lịch), còn đối với nuôi trong vuông ruộng lúc nào cũng có.
Cá chình nuôi sau một năm, trọng lượng 1-1,5 kg giá bán khoảng 400.000 đồng/kg, nhu cầu thị trường TP HCM ăn hàng rất mạnh. Trong khi đó, chi phí thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản lại thấp nên cho lợi nhuận cao. “Để có được nguồn thu nhập tốt, người nuôi cá chình cần quan tâm nguồn nước, điều kiện vùng nuôi, kỹ thuật chăm sóc. Do giá con giống đắt nên xảy ra rủi ro sẽ đội chi phí, người nuôi không có lời”, anh Phúc chia sẻ.
Anh Phan Hồng Phúc khoe, Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức đoàn cán bộ, hội viên và nông dân các địa phương đến tham quan, trao đổi mô hình của anh. Các ngành, các cấp ở huyện Thoại Sơn còn hỗ trợ vốn và mặt kỹ thuật để anh phát triển quy mô SX như hôm nay. Từ năm 2009 đến năm 2012, mỗi năm trừ chi phí anh có lãi 700-800 triệu đồng. Năm 2014 lãi trên 1,2 tỷ đồng.
Ông Vũ Thanh Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thoại Sơn cho biết, ương nuôi cá chình trong ao đất đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Phan Hồng Phúc. Ngoài việc cung cấp giống, anh Phúc còn thu mua cá chình thương phẩm của các hộ nuôi, khuyến khích họ cùng phát triển nghề này. Đây là hướng đi mới cho hội viên, nông dân Thoại Sơn, góp phần tăng thu nhập, vươn lên làm giàu.
Related news
Năm qua, Bến Tre đã triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (TĐBHNN) tại 24 xã của 6 huyện, trong đó bảo hiểm đối với tôm biển 15 xã và bảo hiểm đối với cá tra 9 xã (Ba Tri 5 xã, Bình Đại 5 xã, Thạnh Phú 5 xã, Chợ Lách 3 xã, Giồng Trôm 3 xã, Châu Thành 3 xã).
Phúc Thuận là một trong những địa phương có diện tích chè lớn của huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), với gần 600ha. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, từ năm 2008 trở lại đây, người dân đã tập trung đưa các giống chè cành cho năng suất cao như: LDP1, TRI 777, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên... vào trồng thay thế giống chè trung du năng suất thấp.
Chính thức tiếp nhận công nghệ sản xuất nghêu giống từ Phân viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bắc Trung Bộ) năm 2010, đến nay, Trại Sản xuất giống thủy sản xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre), thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre, đã sản xuất thành công nhiều bể nghêu giống.
Chiều ngày 6/5 vừa qua ở Bình Thuận, một trận lốc xoáy kèm theo mưa đã làm cho hàng chục héc ta diện tích cây ăn trái, trong đó chủ yếu là sầu riêng trên địa bàn thôn Rô Mô- xã Đa Kai, huyện Đức Linh bị thiệt hại nặng. Ước tính hàng trăm tấn sầu riêng đang chuẩn bị thu hoạch phải bỏ đi.
Từng được xem là thế mạnh kinh tế đối với vùng ven biển Nam Trung bộ, vậy mà giờ đây, nhiều người lại không còn mặn mà với nghề nuôi tôm hùm.