Nuôi Ốc Hương Một Vốn - Ba Lời
Theo tính toán của người dân, cứ 1 kg (khoảng 1 vạn con) ốc hương giống nuôi trong một lồng (diện tích 3x4 m), sau 5 tháng sẽ cho 80-100 kg ốc thương phẩm, chi phí tính gộp chưa đến 4,5 triệu đồng. Với giá 145.000 đồng/kg ốc hương như hiện nay, đầu tư một sẽ thu lại ba.
Đó là tính vụ đầu, còn những vụ sau, số lãi còn sẽ tăng cao hơn do không phải đầu tư tiền lồng và một số phương tiện nuôi khác. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi có nhu cầu ốc hương khá cao.
Hiện, xã Xuân Tự (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) là nơi nuôi ốc hương nhiều nhất nước. Toàn xã có khoảng 500 lồng nuôi, ước đạt sản lượng khoảng 100 tấn ốc thương phẩm. Ở tỉnh Phú Yên, ốc hương mới được nuôi thí điểm giữa năm nay tại thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam (huyện Tuy Hòa) với 6 hộ nuôi, tổng số lượng trên 20 vạn con ốc giống. Tại huyện Sông Cầu, một số người dân ở các vùng Hòa Lợi, Vũng Chào cũng nuôi loại ốc này vụ đầu tiên
Tuy nhiên, một khó khăn cho nghề nuôi ốc hương là thị trường xuất khẩu ốc hương còn giới hạn, chủ yếu là Trung Quốc; còn Đài Loan và Nhật thì tiêu thụ không nhiều.
Related news
Hiệu quả kinh tế cây mía không cao, chính sách đầu tư, mua nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) chưa đáp ứng được yêu cầu của nông dân, nên nhiều nông hộ đã “chia tay” với cây mía.
Từ vài ha trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay nông dân huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã xuống giống 87 ha ớt, tập trung ở các xã: Phú Đông (37 ha), Phú Thạnh (33 ha) và Tân Phú (17 ha).
Tại Hậu Giang, giá cam sành mua tại vườn đã giảm 5.000 - 6.000 đồng/kg so cùng kỳ năm 2013. Nếu mua xô, cam sành giá 7.000 - 8.000 đồng/kg, cam loại 1 giá 9.000 - 10.000 đồng/kg; cam mật có giá 6.000 - 7.000 đồng/kg. Riêng cam xoàn có giá từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 4.000 đồng/kg so cùng kỳ và giảm trên 10.000 đồng so với vụ nghịch.
Những năm gần đây, nhiều người trồng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã tiến hành bao trái xoài từ khi trái còn non. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu chống côn trùng gây hại và nâng cao chất lượng quả.
Nguồn thanh long đưa về hai chợ đầu mối này chủ yếu là của Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, sau đó chuyển đi tiêu thụ ở các chợ nội thành hay khu vực lân cận. Còn tại Hà Nội, hiện cũng có hai chợ đầu mối gồm Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (Khu đô thị Đền Lừ) và chợ đầu mối Long Biên.