Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi gà ri thả vườn

Nuôi gà ri thả vườn
Publish date: Wednesday. November 25th, 2015

Ông Võ Đình Trung (62 tuổi, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên), là một trong 196 hộ gia đình ở hai huyện Duy Xuyên và Thăng Bình (Quảng Nam) được lựa chọn để triển khai mô hình trên.

Gia đình ông được hỗ trợ 50 con gà ri giống cùng thức ăn và vật liệu làm chuồng.

Ông cũng được tập huấn kỹ thuật làm chuồng, chọn giống, quy trình chăm sóc gà.

Chỉ sau ba tháng, gà của ông đạt trọng lượng trung bình từ 1,5 đến 2kg, gà mắc ít bệnh, tỷ lệ nuôi sống là 90%.

Sau hơn một năm, từ 50 con gà giống đầu tiên, đến nay chuồng gà của ông đã chia làm ba độ tuổi: gà con, gà choai và gà sinh sản.

Đàn gà không chỉ cung cấp hơn 200 quả trứng cùng giống cho các hộ gia đình mà còn cho gà thịt để bán.

Ông Trung cho biết: “Gà phát triển nhanh mà giá thành và chất lượng thịt rất tốt nên được thị trường ưa chuộng.

Sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng chuồng gà để nuôi nhiều hơn nữa”.

Để giảm tác động của thời tiết khí hậu, vừa cao ráo để không ngập nước, vừa kiên cố để chống chọi được gió bão, lại bảo đảm thông thoáng vào mùa hè, các hộ được hướng dẫn thiết kế, xây dựng chuồng phù hợp.

Chuồng được vệ sinh tiêu độc khử trùng và kết hợp trồng giàn leo hoa lý làm mát và là nguồn thức ăn cho gà.

Lưới rào chung quanh để giảm dịch bệnh.

Gà giống được tiêm vắc-xin đầy đủ trước khi đưa vào chăn nuôi.

Việc tận dụng nguồn thức ăn địa phương, hạn chế thức ăn công nghiệp và nước uống có pha thêm các chất giải nhiệt, vi-ta-min C, kháng sinh tổng hợp giúp gà tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt.

Nền chuồng gà được rải trấu, phun en-zim khử mùi.

Phân và chất thải được thu gom xử lý bằng men vi sinh làm giảm phát thải mùi và khí gây hiệu ứng nhà kính.

Chất thải sau xử lý lại phục vụ việc trồng trọt, tạo một vòng sản xuất khép kín, giúp người dân tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện môi trường.

Mô hình gà ri thả vườn sau khi triển khai cho gần 200 hộ ở Quảng Nam đã mang lại hiệu quả về môi trường và an sinh xã hội.

Vừa tăng thu nhập, bảo đảm công ăn việc làm cho người dân các hộ nghèo, cận nghèo và trung bình.

Vừa giúp các gia đình tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng khí hậu thay đổi.

Với kết quả đạt được, mô hình hoàn toàn có thể nhân rộng hơn nữa tới các khu vực ven biển miền trung để cải thiện đời sống cho người dân.


Related news

Hòa Bình: Xây Dựng Thương Hiệu Cho Ngành Chăn Nuôi Hòa Bình: Xây Dựng Thương Hiệu Cho Ngành Chăn Nuôi

Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.

Wednesday. April 2nd, 2014
Các Đối Tượng Bơm Tạp Chất Vào Tôm Đối Phó Ngày Càng Tinh Vi Các Đối Tượng Bơm Tạp Chất Vào Tôm Đối Phó Ngày Càng Tinh Vi

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.

Friday. July 25th, 2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông

Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.

Wednesday. April 2nd, 2014
Mực Khô Rớt Giá, Giá Dầu Tăng Ngư Dân Lo Lắng Mực Khô Rớt Giá, Giá Dầu Tăng Ngư Dân Lo Lắng

Mỗi tàu công suất 500CV tiêu thụ từ 70 đến 75 nghìn lít dầu cho mỗi chuyến đi biển 3 tháng, khi giá dầu tăng thêm 500 đồng một lít, chủ tàu phải đội thêm chi phí gần 38 triệu đồng mỗi chiếc. Trong ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ cập cảng Cát Lở lấy dầu, nước đá đi biển.

Friday. July 25th, 2014
Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch

Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.

Wednesday. April 2nd, 2014