Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Miền Bắc Chệch Choạc Bốn Nhà

Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Miền Bắc Chệch Choạc Bốn Nhà
Publish date: Wednesday. June 19th, 2013

Mối liên kết 4 nhà cho cánh đồng mẫu lớn hầu như không có gì, nếu có thì cũng rất sơ sài, lỏng lẻo.

Một trong những giải pháp để hình thành cánh đồng mẫu lớn là sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học). Thế nhưng từ cách làm theo kiểu “cắm biển, ghi tên” ở 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định mà chúng tôi đã phản ánh, thì mối liên kết ấy hầu như không có gì, nếu có thì cũng rất sơ sài, lỏng lẻo. Mỗi mô hình, mỗi địa phương, mỗi nhà một kiểu là thực trạng đang diễn ra trong quá trình triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông Hồng.

Các nhà khoa học luôn đứng đâu đó rất xa

“Xã bảo làm thì chúng tôi làm, chứ chuyện liên kết 4 nhà, chúng tôi có biết gì đâu…”. Đó là câu trả lời của bà Hồ Thị Toan, xã viên hợp tác xã Đông Quý, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình khi chúng tôi hỏi về mối liên kết trong xây dựng cánh mẫu lớn. Đây cũng là câu trả lời của nhiều nông dân khác mà chúng tôi có dịp tiếp xúc. Thực tế đó, nói lên rằng nông dân - chủ thể của đồng ruộng đã không được lĩnh hội đầy đủ chủ trương thực hiện cánh đồng mẫu lớn. Có thể vì một lý do nào đó, chính quyền địa phương, Hợp tác xã nông nghiệp không phổ biến rõ, khiến nhiều nông dân mơ hồ khi triển khai mô hình này.

Bà Hồ Thị Toan thật thà kể: “Chúng tôi nghe hợp tác xã nói tham gia cánh đồng mẫu lớn năng suất hơn, được các nhà doanh nghiệp cho mua chịu, trả chậm phân bón, nợ thuốc bảo vệ thực vật, thế là chúng tôi làm. Nông dân bây giờ được cái gì hay cái đó. Còn chuyện 4 nhà gì đó chúng tôi có biết gì đâu, tôi cũng chưa thấy mặt mũi nhà khoa học, nhà doanh nghiệp như thế nào”.

Đúng là trên nhiều mô hình mang tên “cánh đồng mẫu lớn” ở Thái Bình và Nam Định, bóng dáng của các nhà khoa học luôn đứng đâu đó rất xa. Những “nhà khoa học” ấy hầu hết là kiêm nhiệm. Đó có thể là cán bộ khuyến nông, khuyến ngư của Ban nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, hoặc là cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện, lâu lâu đi cùng cán bộ xã thăm đồng.

Từ thực tiễn ở đồng bằng sông Cửu Long, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó Trưởng Khoa phát triển nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, sự khác nhau giữa nhà khoa học và cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cơ sở là cả một khoảng cách dài: “Ở miền Nam, tôi và các đồng nghiệp đã từng lăn lộn, một số người thường xuyên gặp gỡ người nông dân thì đi đến đâu là người dân biết đến đó. Các chương trình giao lưu trực tiếp của nhà khoa học ở trên đài truyền hình, truyền thanh rồi mời các nhà khoa học nói chuyện trực tiếp với người nông dân, đó là cơ hội để nông dân tiếp cận với các nhà khoa học khá hơn ở miền Bắc. Các bạn ở miền Bắc nghiên cứu trên trạm trại, đồng ruộng của nông dân còn hơi ít. Lực lượng khoa học, cán bộ khoa học ở cấp chuyên sâu không nhiều”.

Doanh nghiệp mới nhử mồi với nông dân

Mối quan hệ được coi là “xương sống” của liên kết 4 nhà là nông dân và doanh nghiệp cũng chẳng mặn mà gì hơn. Trong số 125 mô hình cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Nam Định, 44 mô hình tại tỉnh Thái Bình, tổng diện tích trên 8.000 ha thì chỉ khoảng 30% số mô hình có sự tham gia của doanh nghiệp dưới hai từ “hỗ trợ”, chứ không phải là liên kết, hợp đồng đúng nghĩa như tiêu chí của mô hình cánh đồng mẫu lớn. Nhưng sự “hỗ trợ” này cũng chỉ là các dịch vụ đơn lẻ, độc quyền bán giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… cho nông dân để kiếm lời. Còn khâu quan trọng nhất là lo “đầu ra cho hạt lúa” thì hầu như nông dân phải tự “bơi”.

Ông Lý Thái Hưng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Cúc, một doanh nghiệp chuyên thu mua lúa cho nông dân Thái Bình thừa nhận: “Khi doanh nghiệp tham gia vào cánh đồng mẫu lớn, người ta đặt lợi nhuận của mình lên trước. Người ta chỉ mua những cái mà người ta bán được, chứ còn những cái không bán được thì người ta không mua. Như hiện nay, các doanh nghiệp cứ tranh thủ làm được thì đánh quả chớp nhoáng, còn không thì cũng chỉ đến chơi chơi, thậm chí có lợi thì làm, không có lợi thì không làm”.

Còn ông Đỗ Hải Điền, Trưởng phòng cây trồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định lại ví sự “hỗ trợ” này giống như miếng mồi mà doanh nghiệp đưa ra để dụ nông dân.

Vấn đề là tại sao, cán bộ cơ sở biết các doanh nghiệp đang dụ nông dân mà lại không hề lên tiếng? Phải chăng, giữa họ có một mối “ràng buộc” tế nhị nào đó? Ai cũng biết, một khi “nguồn sữa hỗ trợ” cạn dần cũng là lúc nông dân - chủ thể của mô hình cánh đồng mẫu lớn, ắt phải gánh luôn vai trò của doanh nghiệp, thậm chí là của nhà khoa học và Nhà nước. Rõ ràng đã có sự chệch choạc của mối liên kết 4 nhà trong quá trình xây dựng các mô hình cách đồng mẫu lớn.


Related news

Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cút Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cút

Nhờ tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hùng ở làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) đã tìm ra con đường làm giàu cho mình: Nuôi chim cút.

Friday. December 27th, 2013
Tỷ Phú Trưởng Thôn Dưới Chân Đồi Gò Loi Tỷ Phú Trưởng Thôn Dưới Chân Đồi Gò Loi

Những ngày công tác ở vùng trung du huyện Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện đẹp về những tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là ông Mai Văn Rõ (52 tuổi), Trưởng thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.

Friday. December 27th, 2013
Tái Phát Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Gia Súc Tái Phát Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Gia Súc

Theo ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, hiện ngành Thú y đang phối hợp với địa phương để thực hiện các biện pháp khống chế, bao vây và dập dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Saturday. December 7th, 2013
Thịt Heo Tăng Giá Mạnh Thịt Heo Tăng Giá Mạnh

Ngày 4-12, giá heo hơi tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ tăng thêm 2.000 đồng, lên 49.000 đồng/kg so với cách nay khoảng một tuần. Trong khi gà tam hoàng cũng vọt lên 50.000 đồng/kg và đang có hiện tượng khan hiếm.

Saturday. December 7th, 2013
Cảnh Giác Trước Việc Thương Lái Trung Quốc Thu Mua Vịt Đẻ Trứng Cảnh Giác Trước Việc Thương Lái Trung Quốc Thu Mua Vịt Đẻ Trứng

Biển hiệu “Thu mua vịt đẻ” như thế này đã thu hút sự chú ý của không ít người dân qua lại. Loài thủy cầm có ích, khả năng cho trứng cao giúp phát triển kinh tế bền vững lại được kêu gọi thu mua tại một lò giết mổ!?!

Saturday. December 7th, 2013