Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi ếch Thái

Nuôi ếch Thái
Publish date: Saturday. May 9th, 2015

Năm 2007, nông dân ấp 4, xã Đốc Binh Kiều tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nuôi thí điểm ếch Thái thương phẩm.

Người dân cải tạo phần đất trũng, đìa sen thành ao nuôi ếch với diện tích trung bình 1000 - 1.500 m2, độ sâu 1,5 m.

Trong ao có sử dụng lưới bao bọc, đóng cọc chắc chắn, có những vỉ tre ngang dọc để cho ếch trú ẩn hoặc ngồi tắm nắng… Ếch ăn thức ăn công nghiệp nên tăng trọng nhanh và ít bệnh.

Theo các hộ nuôi, mỗi ngày cho ếch ăn 3 lần, lượng thức ăn cũng phải căn cứ vào lúc ếch đói hay no mà điều chỉnh cho phù hợp, không để cho ếch quá đói hay quá no gây lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

Nguồn nước được bơm ra vào thường xuyên đảm bảo môi trường tốt, ít bệnh cho ếch phát triển. Trong quá trình nuôi thường xuyên phân loại ếch, nếu có con dị tật hay nhỏ sẽ phân loại nuôi riêng biệt ếch mới đồng đều về kích cỡ. Về con giống, ban đầu bà con phải mua từ nơi khác nhưng đến nay có thể tự SX giống.

Nhằm tránh tình trạng thương lái ép giá, Hội Nông dân xã Đốc Binh Kiều đã thành lập Tổ hợp tác SX để giải quyết, hỗ trợ đầu ra cho nông dân.

Ông Đỗ Văn Liêm, Chủ nhiệm Tổ hợp tác cho biết, sau 15 tháng đi vào hoạt động nay đã có 27 hộ dân thả nuôi hơn 1 triệu con ếch. Từ tháng 10/2014, Tổ hợp tác đã ký hợp đồng với Siêu thị Metro (Cần Thơ) thu mua ếch, giá bán ổn định từ 47.000 - 49.000 đồng/kg. Mỗi tuần siêu thị đến thu mua 2 chuyến, mỗi chuyến từ 800 - 1.000 kg.

Ông Cao Văn Oanh, ngụ ấp 4, xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện gia đình nuôi 30.000 - 40.000 con ếch trên diện tích 1.500 m2 kết hợp thả nuôi 4.000 con cá điêu hồng, vồ, trê…mỗi năm cho lãi khoảng 60 triệu đồng.


Related news

Chuyển Giao Mô Hình Sản Xuất Lúa VietGAP Cho Nông Dân Chuyển Giao Mô Hình Sản Xuất Lúa VietGAP Cho Nông Dân

Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP được Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2008. Tại Phú Yên, mô hình này do thạc sĩ Trương Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, làm chủ nhiệm dự án, đến nay đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất cho hàng trăm hộ nông dân.

Friday. October 24th, 2014
Người Trồng Rau Đối Mặt Với Nhiều Rủi Ro Người Trồng Rau Đối Mặt Với Nhiều Rủi Ro

Phải cạnh tranh quyết liệt và gánh chịu nhiều rủi ro do diễn biến của thời tiết là tình trạng chung của người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Để chủ động và cạnh tranh đầu ra với sản phẩm của các vùng trồng rau các địa phương lân cận, họ phải tham khảo nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời tiết để xuống giống đúng thời điểm. Nếu sai, sẽ mất trắng và tốn thêm tiền công để nhổ bỏ.

Friday. October 24th, 2014
Trồng Bắp Lai Cho Hiệu Quả Gấp Hai Lần So Với Lúa Trồng Bắp Lai Cho Hiệu Quả Gấp Hai Lần So Với Lúa

Mô hình này do 32 nông hộ ở xã Ân Phong thực hiện từ tháng 7.2014, trên diện tích 2 ha đất lúa chuyển đổi. Theo đánh giá của ngành chức năng và bà con nông dân thực hiện mô hình, giống bắp PAC 999 chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, cây cứng, tỉ lệ nảy mầm cao, bắp to, dài và đồng đều.

Friday. October 24th, 2014
Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất

Để có điều kiện tốt hơn cho con cái ăn học, ông Lý Nhịt Sau đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Năm 2007, ông Sau trồng xen tiêu vào vườn cà phê. Cách làm này giúp ông tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà không phải phá bỏ vườn cà phê.

Friday. October 24th, 2014
Khóm Nghịch Mùa Được Giá Khóm Nghịch Mùa Được Giá

Do chi phí vật tư và tiền thuê nhân công tăng cao nên sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời từ 1,5 - 2 triệu đồng/công. Nhiều thương lái cho biết, với nguồn cung ít như hiện nay, chuyện khan hiếm khóm thương phẩm sẽ còn kéo dài đến tháng 12, vì vậy khả năng giá khóm sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Friday. October 24th, 2014