Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cà Tím Giống Mới Lãi 200 Triệu Đồng/ha

Trồng Cà Tím Giống Mới Lãi 200 Triệu Đồng/ha
Publish date: Sunday. June 23rd, 2013

Thời gian gần đây, cà tím giống mới của Thái Lan VIOLET KING 252 cho năng suất cao, được bà con nông dân ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trồng khá phổ biến. Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình đã giàu lên, tiêu biểu là hộ anh Bùi Đình Tuấn, hiện ở khu phố 4, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, với diện tích 3 ha trồng cà tím, thu nhập 600 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi, anh Bùi Đình Tuấn cho biết: Cà tím trồng trên nhiều loại đất, ruộng trồng bằng phẳng, thoát nước tốt. Đất được cày xới tơi xốp, làm sạch cỏ, lên luống cao hay thấp tùy thuộc vào vị trí đất, thông thường luống cao 20 – 25cm. Nên phủ tấm màng nilon để hạn chế cỏ dại, hao hụt phân bón và giảm lượng nước tưới.

Anh Tuấn nói, lúc đầu gia đình trồng 2 ha giống cà tím 252, trong quá trình trồng tôi thấy năng suất rất cao, chi phí thấp, tôi quyết định trồng thêm 1 ha nữa. Năng suất trung bình đạt 80 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt đạt 100 tấn/ha/năm, giá bán cà bình quân 3.500 đ/kg, năm qua gia đình thu lãi được 600 triệu đồng.

Chị Hồ Thị Xuân, ở thôn Nghĩa Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng tâm sự: Gia đình em có ít đất, hai vợ chồng thuê được 3.000m2 để sản suất, nếu có nhiều đất trồng cà tím giống mới này thì trúng to. Trồng cà tím thấy cũng dễ trồng, quan trọng khi làm đất cần cày xới tơi xốp, bón vôi bổ sung để tăng độ pH lên 5,5 – 6,5 và cày trộn đều trong đất, phơi ải đất từ 1 -2 tuần để tiêu diệt một số sâu bệnh hại.

Trước khi trồng phải bón lót phân chuồng hoai mục (phân bò là tốt nhất) từ 3 – 4 khối phân chuồng, 50 – 100kg lân/1.000m2. Phân bón lót được trải đều trên mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ một lớp đất mỏng lên mặt luống, tiến hành phủ tấm nilon và trồng cây.

Sau khi trồng cần giữ độ ẩm cho cây, tuần đầu ngày tưới từ 1 – 2 lần, sang tuần thứ hai ngày tưới 1 lần. Mùa mưa phải đảm bảo thoát nước tốt, cần lên líp cao tránh ngập úng, cần phải tỉa bớt nhánh, lá già để tập trung dinh dưỡng cho cây, nên tỉa vào lúc nắng ráo.

Chị Xuân tiết lộ, giống cà này sai trái lắm, cần cắm choái, giăng dây nilon nâng đỡ cho cây không đổ ngã, trái không chạm đất, tạo được độ thông thoáng cho cà tím. Về cách bón phân, tùy theo mỗi vùng đất và điều kiện canh tác khác nhau mà bón phân cho hợp lý.

Không nên bón phân heo cho cà, cà tím thích hợp với phân KCl và NPK 16 – 16 – 8; nếu đất tốt bỏ N, chỉ dùng P và K. Cà tím bình thường thu hoạch kéo dài từ 6 – 8 tháng, chăm sóc tốt thu hoạch cả năm, cho nên cần bón thúc sau 1 – 2 đợt thu hoạch. Muốn cây cà tím phát triển tốt, năng suất cao, cần làm vệ sinh đồng ruộng thật sạch sẽ, phát hiện bệnh sớm để có thuốc phòng và chữa trị kịp thời.

Chị Dương Thị Linh, ở đường Trần Phú, thị trấn Liên Nghĩa cho biết: Gia đình có truyền thống làm rau màu, trước đây chủ yếu trồng rau xà lách, cải ngọt, bắp cải… Mới đây tôi chuyển đổi 1,2 ha đất sang trồng cà tím 252 (người dân thường gọi là cà tím ruột xanh, giống Thái Lan). Sau khi trồng khoảng 60 – 65 ngày là thu hoạch lứa đầu, thu hoạch rộ cứ 4 ngày hái 1 lần, mỗi lần hái khoảng 5 tấn/ngày, năng suất đạt từ 80 – 100 tấn/ha/năm.

Chị Linh vui vẻ khoe, năm nay thu hoạch cà tím sướng lắm, hái cà xong, thương lái tới tận vườn cân không phải mang đi đâu cả. Giá bán dao động từ 3.500 - 4.500đ/kg, tới đây tôi sẽ mở rộng diện tích để trồng loại cây hiệu quả và năng suất rất cao này.

Chị Vòng Ôi Lày, một thương lái người Hoa chuyên thu mua cà tím cho biết: Năm nay bà con nông dân trồng cà tím thắng lớn, năng suất rất cao, giá cả ổn định. Đặc biệt hình dáng và màu sắc của giống cà này rất bắt mắt, trái vừa to, vừa dài có màu tím bóng, ruột màu xanh, ăn rất ngon, được khách hàng ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ rất lớn, chủ yếu là TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội.


Related news

Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu

Là đảng viên trẻ, gánh vác trọng trách tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, anh luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, tìm hướng đi mới cho kinh tế của thôn, trong đó phát triển mạnh các loại cây rau màu chế biến xuất khẩu. Cùng đó, anh lãnh đạo nhân dân duy trì sản xuất lạc đông, trực tiếp tổ chức sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm.

Thursday. November 21st, 2013
Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương

Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.

Thursday. November 21st, 2013
Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

Thursday. November 21st, 2013
Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

Thursday. November 21st, 2013
Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ, Giỏi Làm Kinh Tế Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ, Giỏi Làm Kinh Tế

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

Thursday. November 21st, 2013