Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Nhện Ở Bình Dương

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Nhện Ở Bình Dương
Publish date: Monday. November 26th, 2012

Nhắc đến tên của loài rắn này, không ít người nghĩ rằng đây là loài rắn độc, rất khó gần chứ nói gì đến việc thuần chủng, nuôi nhốt. Vậy mà hiện tại, nhiều hộ dân ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (Bình Dương) đã chọn nuôi bởi lợi nhuận rất cao. Tính trung bình, người nuôi lãi ròng khoảng 1 triệu đồng/con/năm.

Lợi nhuận cao

Căn nhà khang trang của anh Nguyễn Văn Của nằm lọt giữa vườn cao su rộng. Với hơn 3 mẫu cao su đang khai thác, mỗi ngày anh Của thu về không dưới 1 triệu đồng, nhiều người nói anh “ngồi không cũng ăn không hết của”, vậy mà nghe đến lợi nhuận của loài rắn hổ nhện anh không thể làm ngơ. Anh cho biết, hiện ở Tây Ninh rất nhiều gia đình chọn vật nuôi này để phát triển kinh tế. Khoảng giữa năm 2011, khi lên tham quan, anh đã mua về 30 rắn con nuôi thử. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những hao hụt. Số rắn còn lại khoảng 20 con hiện phát triển rất tốt, đa phần đạt trọng lượng trên 2 kg/con. Với mức giá hiện tại là 900.000 đồng/kg, tổng số rắn của anh Của có giá khoảng 40 triệu đồng. Theo tính toán của anh, sau một năm đầu tư người nuôi lãi thấp nhất 1 triệu đồng/con.

Thấy lợi nhuận từ loài rắn này rất cao nên mới đây anh Của đã đầu tư 50 triệu đồng xây một trại rắn nhỏ, bên trong chia làm 14 lồng nuôi rắn khá kiên cố. Anh cho biết: “Diện tích mỗi lồng khoảng 2m, nuôi được 20 con. Như vậy, bỏ ra 50 triệu đồng tiền đầu tư chuồng trại, có thể nuôi được khoảng 300 con. Mô hình này thích hợp cho những gia đình có diện tích đất nhỏ. Tuy nhiên, trước khi nuôi phải được ngành chức năng cấp phép”. Cũng như bao người khác, khi lần đầu nghe đến tên của loài rắn này, anh Của cứ tưởng đây là loài rắn cực độc, nguy hiểm, nhưng thực ra không phải vậy. Hắn hổ nhện rất hiền, có thể dùng tay bắt, sờ. Lâu lâu mới bị cắn một lần, nhưng chúng không có độc tố nên không phải lo lắng.

Dễ nuôi

Anh Của tỏ ra khá am hiểu về loài rắn này. Anh cho biết, những người từng nuôi qua rắn hổ nhện không bao giờ chọn mua con non về nuôi, mà chủ động mua trứng về ấp. Cách làm này vừa tiết kiệm được tiền, vừa tránh những mầm bệnh có thể làm chết rắn trong quá trình nuôi. Bởi rắn con đem bán đa phần là rắn dạt từ các trại. Hiện tại, giá mua tại Tây Ninh khoảng 90.000 đồng/trứng. Cách ấp trứng khá dễ, người nuôi chỉ cần bỏ cát vào lu, sau đó cho trứng vào rồi khỏa lên một lớp cát mỏng. Khoảng hơn 2 tháng trứng sẽ tự nở, sau đó chọn những con mạnh khỏe để phát triển.

Rắn con mới nở thường ăn những thức ăn nhỏ như bù tọt, loại này dễ tiêu hóa. Sau một tuần tuổi, rắn có thể ăn các thức ăn lớn hơn như nhái, ếch con. Và khi đã trưởng thành đạt trên nửa ký/con, có thể mua gà con bị chết từ các trại gà về nhổ lông bỏ vào tủ lạnh rồi cho ăn dần. Trung bình, khoảng 2 ngày thì cho rắn ăn một lần. Nếu nguồn thức ăn dồi dào, có thể cho rắn ăn mỗi ngày một lần, ăn càng nhiều thì rắn càng nhanh lớn. Anh Của cho biết, khi xây dựng chuồng trại, người nuôi cần lưu ý phải đặt một mành tre giữa lòng để rắn trèo lên ngủ, sinh hoạt. Phải làm nắp đậy bằng lưới thép thông thoáng. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại để không phát sinh mầm bệnh. Sau một năm nuôi nhốt, rắn hổ nhện bắt đầu đẻ trứng, mỗi lần từ 10 - 20 trứng nên rất dễ nhân giống.

Để chủ động nguồn thức ăn cho rắn, anh Của đã đầu tư xây một dãy hồ để nuôi ếch, nhái cạnh trại rắn của mình. Ếch con chủ yếu để làm thức ăn cho rắn, ếch lớn đem bán ra thị trường. Với cách làm này, những tháng gần đây anh Của không tốn tiền mua thức ăn cho rắn, mà còn thu về khá tiền từ việc nuôi ếch. Mô hình đan xen giữa 2 loại vật nuôi này hứa hẹn sẽ đem về cho gia đình anh Của nguồn thu nhập khá cao.


Related news

Nghề câu cá ngừ gặp khó, ngư dân Phú Yên chuyển hướng làm ăn Nghề câu cá ngừ gặp khó, ngư dân Phú Yên chuyển hướng làm ăn

Hiện nay, 2/3 trong tổng số gần 700 tàu cá của tỉnh Phú Yên đã chuyển sang các nghề khai thác khác. Đầu năm đến nay, nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên liên tục gặp khó khăn do chi phí chuyến biển tăng cao, bến cảng ra vào bất lợi.

Friday. May 8th, 2015
Nắng hạn kéo dài, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm mạnh Nắng hạn kéo dài, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm mạnh

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

Friday. May 8th, 2015
Nhiều diện tích tôm nuôi ở Phú Lộc bị chết Nhiều diện tích tôm nuôi ở Phú Lộc bị chết

Tin từ Văn phòng UBND xã Vinh Hưng (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), do thời tiết nắng nóng, trong một tuần nay, khoảng 20 ha ao hồ trên địa bàn xuất hiện tình trạng tôm chết tấp vào bờ, tăng khoảng 50% diện tích so với 1 tuần trước đây.

Friday. May 8th, 2015
Rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn Rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn mới trồng ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và TX Sông Cầu. Trong đó, huyện Đồng Xuân gần 49ha, Sông Hinh 2ha, Tuy An 2ha và TX Sông Cầu 1ha, tỉ lệ hại từ 1 đến 70% cây.

Friday. May 8th, 2015
Liên kết giải quyết đầu ra cho nông sản Liên kết giải quyết đầu ra cho nông sản

Những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị, người dân quan tâm, chia sẻ với người nông dân về sản phẩm nông sản khó tiêu thụ. Tuy nhiên, sau những giải pháp tình thế, không ít sản phẩm nông sản vẫn đang trong vòng luẩn quẩn được mùa - rớt giá. Bởi vậy, vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để ổn định cuộc sống, làm giàu bền vững là điều đáng quan tâm của chính quyền và người dân các địa phương.

Friday. May 8th, 2015