Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình

Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình
Publish date: Sunday. June 23rd, 2013

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

Trưởng bản tận tụy Sinh năm 1966, ông Phon bắt đầu làm Trưởng bản Xốp Thập từ năm 1999. Những năm đó xã Hữu Lập nói chung cũng như bản Xốp Thập nói riêng còn muôn vàn khó khăn do trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, địa bàn xa xôi, cách trở...

Hồi ấy, hễ nhắc đến Hữu Lập là người ta liên tưởng ngay đến một vùng núi cao bạt ngàn nương thuốc phiện, trở thành một trong những điểm “nóng” về ma túy của huyện Kỳ Sơn. Không ít trường hợp gia đình cả cha và con đều trở thành những nô lệ của nàng tiên nâu, nhà tan cửa nát, bệnh tật chỉ vì nghiện.

Được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các ban ngành và sự phối hợp tích cực của các trưởng bản trong việc tuyên truyền, vận động người dân, dần dần cây thuốc phiện đã được xóa bỏ. Những vùng đất một thời được mệnh danh là “đất chết”, giờ đây đã thay da đổi thịt bởi những nương lúa, ngô, những đồi xoan, keo bạt ngàn...

Đến nay, người dân bản Xốp Thập đều cam kết không trồng thuốc phiện mà chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho con bò, con dê. Đặc biệt là từ khi được Trưởng bản Phon, kiêm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn tư vấn, hướng dẫn, nhiều hộ nghèo trong bản đã được Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho vay hàng chục triệu đồng để phát triển kinh tế. Từ năm 2008 đến nay, Xốp Thập đã có 37 hộ nghèo/93 hộ được vay vốn ưu đãi của NHCSXH với tổng dư nợ đạt 658 triệu đồng, mỗi sổ vay không quá 30 triệu đồng, riêng với hộ làm kinh doanh được vay tới 80 – 90 triệu đồng.

Ông Phon cho biết, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng vốn vay để làm vườn, chăn nuôi rất hiệu quả, điển hình như gia đình ông Kha Văn Ma. Được vay 10 triệu đồng của NHCSXH với lãi suất 0,65%/tháng trong 36 tháng, ông Ma mua được 2 con bò, kết hợp với làm vườn, chỉ sau 2 năm đàn bò nhà ông đã tăng lên 4 con, hàng tháng ông đều nộp đủ lãi cho ngân hàng, kinh tế gia đình có nhiều triển vọng.

Ngoài giúp bà con tiếp cận với vốn vay hộ nghèo, ông Phon còn giúp một số hộ vay tiền làm nhà; đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, người trưởng bản này luôn nhận được sự tín nhiệm cao của NHCSXH nhờ sự tận tụy với từng đồng vốn, giúp tiền chuyển đến đúng đối tượng, đúng địa chỉ. Hàng tháng ông lại cần mẫn đến từng gia đình trong diện vay vốn hỏi han, tìm hiểu, kịp thời giúp họ tháo gỡ khó khăn và trả lãi đúng thời hạn. Nhờ vậy, trong 2 năm qua Xốp Thập không có trường hợp nào nợ xấu, kinh tế địa phương thay đổi rõ rệt.

Năng động trong làm kinh tế

Bản thân ông Phon cũng được NHCSXH cho vay 15 triệu đồng trong thời gian 3 năm, ông dùng số tiền ấy đầu tư chăn nuôi bò, trồng tre, xoan, cây ăn quả, kết hợp nuôi dê, gà thả vườn... Nhờ chăm chỉ làm ăn nên đến nay ông đã có 10 con bò, 5 con dê, vài chục con gà, 3ha keo và 1ha xoan, thu nhập bình quân đạt 30 – 40 triệu đồng/năm.

So với nhiều nơi, mức thu nhập đó không có gì đáng nói, nhưng so với mức thu nhập bình quân ở Xốp Thập, kể như nhà ông Phon đã là khá giả. Điều đáng nói là nhờ biết lấy ngắn nuôi dài nên hầu như tháng nào nhà ông cũng có thu nhập.

Ông Phon còn là Chủ tịch Hội an toàn dịch gia súc của xã, luôn tích cực vận động bà con thực hiện tốt lịch tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, giúp bà con nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin nên đã nhiều năm nay, trong bản không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, phong trào chăn nuôi nhờ đó được duy trì và phát triển bền vững.


Related news

Giá Quất Cảnh Tết Sẽ Cao Hơn 20-30% Giá Quất Cảnh Tết Sẽ Cao Hơn 20-30%

Còn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, thời tiết miền Bắc liên tiếp đón hai đợt không khí lạnh tăng cường, khiến những người trồng hoa, quất cảnh ở Hà Nội đứng ngồi không yên. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn chục km, Tây Tựu là một trong những làng hoa ven đô nổi tiếng lâu đời.

Friday. December 19th, 2014
Đầu Tư Trong Chuỗi Sản Xuất Nông Nghiệp: Rất Cần Sự Liên Kết Của “4 Nhà” Đầu Tư Trong Chuỗi Sản Xuất Nông Nghiệp: Rất Cần Sự Liên Kết Của “4 Nhà”

Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phá vỡ hợp đồng trong sản xuất; trình độ sản xuất không đều…, đó là thực trạng mà người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang gặp phải trong quá trình sản xuất nông nghiệp hiện nay. Để nâng cao giá trị trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, các địa phương đang rất cần sự liên kết của “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp).

Friday. December 19th, 2014
Đắk Mil Đã Trồng 800 Ha Cà Phê Giống Mới, Cho Năng Suất Cao Đắk Mil Đã Trồng 800 Ha Cà Phê Giống Mới, Cho Năng Suất Cao

Theo Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đắk Mil thì sau 3 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng vườn cà phê và Chương trình tái canh cây cà phê thì đến nay, địa phương đã ghép cải tạo và trồng tái canh được gần 800 ha với nhiều giống cà phê mới và cho thấy các giống như TR4, TR9, TR10, TR11, TR12, TR15 cho năng suất cao ở mức từ 4 - 5 tấn nhân/ha. Đây là những giống được 2 đơn vị là Công ty TNHH Đắk Pham và HTX Nông nghiệp Đắk Mil ươm, cung cấp cho người trồng.

Friday. December 19th, 2014
Khó Thu Hút Doanh Nghiệp Làm Nông Khó Thu Hút Doanh Nghiệp Làm Nông

HĐND tỉnh vừa ban hành nghị quyết về Đề án mức ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015-2020. Đây là cơ sở để triển khai các chính sách, chương trình ưu đãi thực tế nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp.

Friday. December 19th, 2014
Lúa Đông Xuân Trái Lịch, Thu Hoạch Lợi Nhuận Thấp Lúa Đông Xuân Trái Lịch, Thu Hoạch Lợi Nhuận Thấp

Hiện nay bên cạnh 8.000ha lúa đông xuân xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn, một số diện tích lúa nông dân ở huyện Hồng Ngự tự ý xuống giống sớm cũng đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Do xuống giống trái mùa nên chi phí đầu tư sản xuất cũng như phòng, chống dịch bệnh trên lúa phát sinh nhiều, dẫn đến lợi nhuận đạt thấp.

Friday. December 19th, 2014