Nông sản Việt có thể xuất hiện tại siêu thị của Thụy Sĩ
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết vừa nhận được yêu cầu về nhập nông sản Việt của doanh nghiệp nước này để phân phối vào hệ thống siêu thị bán buôn.
Theo đó, các mặt hàng được yêu cầu gồm rau tươi các loại theo mùa ( rau cải, rau thơm, ớt tươi...) và một số quả. Trong đó, mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... có nhu cầu cao. Theo yêu cầu từ nước này, hàng nông sản Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của châu Âu mới được nhập khẩu.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết châu Âu là một trong những thị trường chiến lược của hàng hóa Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản. Hiện 28 quốc gia trong khu vực trong đó có Thụy Sỹ đã hoàn toàn mở cửa cho hàng hóa Việt Nam, nên gần như không còn bất kể hàng rào nào cản trở việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này.
Ngoài vấn đề kiểm dịch, an toàn thực phẩm, theo ông, vấn đề hoàn toàn phụ thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu. Do không có nhiều doanh nghiệp Việt tham gia thị trường khó tình này, nên theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, các đơn vị cần tăng cường năng lực xuất khẩu, các vùng trồng trong nước cũng phải đáp ứng chặt chẽ tiêu chuẩn đề ra để đối tác yên tâm về chất lượng.
Với lo ngại về chi phí vận chuyển nông sản hiện nay, đại diện Bộ Nông nghiệp cho biết có nhiều lựa chọn, song với hàng chế biến, vẫn nên duy trì đường biển. Riêng với mặt hàng rau quả tươi thì phương án tối ưu vẫn là hàng không. Hiện, một lượng đáng kể rau gia vị của Việt Nam được vận chuyển bằng máy bay sang Thụy Sĩ và một số quốc gia trong khu vực này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thụy Sĩ đạt 263 triệu USD. Các mặt hàng chính gồm: đá quý, thủy sản, máy móc, giày dép, cà phê, dệt may, sản phẩm túi xách, ô dù và đồ dùng nội thất… Việt Nam nhập khẩu từ nước này kim loại quý, máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, tân dược, chất dẻo...
Related news
Thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến cho đàn vật nuôi bị suy giảm sức đề kháng, nhiều loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.
Nắng nóng khốc liệt đã tiếp tục gây những thiệt hại không nhỏ đến “vựa chè” như Thanh Chương, Anh Sơn. Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh Nghệ An đã có gần 2.000 ha chè bị chết. Những diện tích chè mới trồng từ tháng 10 năm ngoái, qua mấy tháng trời chăm sóc, bây giờ coi như “xóa sổ”...
Sau thời gian bất lực nhìn vườn tiêu chết dần chết mòn do bệnh, thì nay nhiều nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mừng như “nhặt được vàng” khi ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam tại Gia Lai, đã sử dụng bài thuốc do mình nghiên cứu để cứu sống vườn tiêu của nông dân.
Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Đây là năm thứ hai liên tiếp rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại khiến nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng.
Khi đến tay người tiêu dùng, những sản phẩm này đã có sẵn hồ sơ dữ liệu từ khi gieo hạt, chăm sóc và thành phẩm.