Nông Dân Yên Tâm Đầu Tư Trồng Mới Hồ Tiêu

Giá hồ tiêu liên tục tăng tạo tâm lý ổn định cho các nhà vườn yên tâm mạnh dạn tái đầu tư vào sản xuất.
Liên tục trong nhiều năm nay giá hồ tiêu trên thị trường Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang luôn biến động tăng giá, đây cũng là yếu tố tạo động lực cho các nhà vườn sản xuất hồ tiêu ở Phú Quốc yên tâm đầu tư phát triển bền vững loại cây trồng truyền thống trên đảo.
Đến thời điểm này, giá bán hồ tiêu tại Phú Quốc giao động từ 180.000 – 200.000 đồng/kg tiêu cội, hơn 250.000 đồng/kg đối với loại tiêu chín, tăng gấp 1,5 lần với giá bán thời điểm thu hoạch chính vụ 2013-2014 và cao nhất kể từ trước đến nay.
Giá hồ tiêu liên tục tăng trong nhiều năm qua, mang lại tín hiệu vui, tạo tâm lý ổn định cho các nhà vườn yên tâm mạnh dạn tái đầu tư vào sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Quý, người trồng tiêu ở ấp Ông Lang, xã Cửa Dương phấn khởi cho biết, người nông dân trên đảo trước nay vẫn dựa vào cây tiêu để xóa đói giảm nghèo, với mức giá như hiện nay, bà con nông dân trên đảo yên tâm trồng và phát triển cây hồ tiêu. Với giá tiêu này, mỗi hộ dân chỉ trồng 300 cây tiêu đã có thể cho lợi nhuận trang trải sinh hoạt ổn định cho gia đình 4 nhân khẩu.
Mùa mưa năm nay, hầu hết các nhà vườn trên đảo Phú Quốc đều phấn khởi tập trung trồng mới vườn tiêu hoặc trồng thay thế phục hồi các vườn tiêu cũ bị lão hóa. Nhiều nông hộ còn mạnh dạn đầu tư trồng mới với số lượng lớn từ 1.000 - 2.000 bụi.
Do phong trào trồng hồ tiêu diễn ra khá rầm rộ đã khiến chi phí đầu tư trồng mới cũng tăng cao. Theo tính toán của bà con nông dân, năm nay chi phí trồng mới khoảng 400.000 đồng/bụi bao gồm mua cây nọc, giống, công làm đất, phân bón.
Đây là cây trồng đòi hỏi mất nhiều công sức, tuy nhiên nếu giá hồ tiêu vẫn giữ mức ổn định trên 150.000 đồng/kg thì mỗi ha tiêu sau khi trừ chi phí cũng cho lợi nhuận hơn 300.000 triệu đồng, nông dân vẫn có cơ hội làm giàu trên mảnh vườn, thửa rẫy của mình.
Anh Huỳnh Quang Trung, một người trồng tiêu ở huyện Phú Quốc cho biết, giá tiêu 2 năm nay thấy ổn định. Nếu đầu tư theo đúng bài bản, người trồng tiêu sau 1 năm có thể thu hồi vốn.
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Sở Văn hóa thể thao - du lịch và UBND huyện Phú Quốc khảo sát và nghiên cứu xây dựng đề tài mô hình du lịch sinh thái vườn tiêu đảo Phú Quốc nhằm đưa mô hình du lịch sinh thái vườn tiêu Phú Quốc phát triển quy mô và bền vững.
Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2015, Phú Quốc chỉ giữ vững diện tích hồ tiêu khoảng 500 ha. Bởi vậy huyện cũng khuyến cáo nông dân không nên đầu tư trồng mới ồ ạt, tránh tình trạng hồ tiêu biến động xuống giá, điều này đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ.
Related news

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.

Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.

Sau hơn hai năm, 53 thành viên đầu tiên thuộc dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch (PCT) tại 53 xã thuộc sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống những người dân vùng cao.

Ở ĐNA, Thái Lan là nước đã vươn lên nhóm II. Việt Nam mặc dù vẫn nằm trong nhóm III nhưng đã tiệm cận nhóm II, nếu có những cú hích mạnh thì hi vọng trong 3-5 năm tới có thể tạo được đột phá để vươn lên nhóm II. Dù vậy, nếu chỉ nhờ vào tăng năng suất cũng khó có thể vươn lên nhóm II nếu không có các giải pháp khác.