Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Của Cây Thanh Long Trên Đất Thành Phố Thái Nguyên

Triển Vọng Của Cây Thanh Long Trên Đất Thành Phố Thái Nguyên
Publish date: Monday. December 9th, 2013

“Trước đây, cả vạt đồi trước nhà gia đình tôi trồng mơ, vải, rồi chuyển sang quất. Nhưng các loại cây trên đều thu hoạch theo mùa vụ, được mùa thì lại rớt giá. Tôi đang loay hoay nên chuyển đổi sang trồng cây gì thì được cán bộ khuyến nông của xã đã tư vấn trồng cây Thanh Long.

Khi cây Thanh Long phát triển tốt, tôi vẫn còn lo lắng vì nghĩ cây này chỉ phù hợp với vùng đất miền Trung. Nhưng sau hai thu hoạch, tôi thấy tiếc vì đã không sớm chuyển đổi trồng loại cây này”. Đó là chia sẻ của anh Trần Chí Nghĩa, xóm Gò Móc, xã Quyết Thắng, T.P Thái Nguyên.

Được biết, gia đình anh Nghĩa đưa cây Thanh Long vào trồng từ năm 2009, theo dự án do Trạm Khuyến nông T.P Thái Nguyên hỗ trợ. Hiện nay, gia đình anh có 160 trụ Thanh Long. Sản lượng năm đầu tiên gia đình anh thu được 1 tấn. Năm nay, anh thu được 2 tấn, với giá bán bình quân tại nhà từ 25-30 nghìn/kg. Ngoài ra, anh còn bán hom giống cho các hộ trong và ngoài tỉnh với giá 10 nghìn đồng/hom.

Như vậy chỉ tính riêng tiền bán Thanh Long và giống cây 1 năm, anh thu trên 50 triệu đồng. Theo anh Nghĩa, so với đầu tư các loại cây ăn quả khác trên cùng diện tích thì hiệu quả kinh tế mà cây Thanh Long mang lại gấp từ 3-4 lần, trong khi đó kỹ thuật chăm sóc đơn giản, ít sâu bệnh.

Trao đổi cùng chúng tôi, kỹ sư Mã Quốc Hùng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông T.P Thái Nguyên cho biết: Không phải ngẫu nhiên chúng tôi triển khai mở rộng Dự án khoa học “Phát triển cây Thanh Long trên đất vườn đồi T.P Thái Nguyên”.

Năm 2009, được sự hỗ trợ của UBND thành phố, Trạm Khuyến nông triển khai thí điểm trồng cây Thanh Long ruột trắng và ruột đỏ trên đất vườn đồi tại một số xã như xã Quyết Thắng, Cao Ngạn, Lương Sơn, Phúc Trìu, Phúc Xuân với diện tích 2,5ha. Sau 3 năm, qua thu hoạch, sản lượng đạt 600-800kg/sào/năm. Theo đánh giá của các hộ dân tham gia dự án, đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao, đủ điều kiện nhân ra diện rộng.

Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho việc trồng mới cây Thanh Long còn cao nên nhiều bà con không có điều kiện chuyển đổi và nhân rộng. Để giúp người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mở rộng diện tích trồng Than Long, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, từ kết quả trên, năm 2011, Trạm đã xây dựng Dự án “Phát triển cây Thanh Long trên đất vườn đồi T.P Thái Nguyên”.

Dự án triển khai trong 3 năm từ 2011 đến 2014 với tổng kinh phí trên 462 triệu đồng. Lần này, giống Thanh Long được đưa vào trồng là giống ruột đỏ, đây là sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đã có 30 hộ dân của 3 xã Lương Sơn, Quyết Thắng và Cao Ngạn được chọn tham gia với quy mô 2ha.

Các hộ tham gia dự án được Nhà nước hỗ trợ 60% giá giống và 40% vật tư (bao gồm trụ xi măng và phân bón). Ngoài ra, các hộ còn được tập huấn về cách chọn giống, đất đai, thời vụ, mật độ trồng, cách làm trụ đỡ; kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản; được đi tham quan mô hình trồng Thanh Long tại xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Cùng chị Ngô Thị Mai Hương, cán bộ Trạm Khuyến nông đến thăm mô hình trồng Thanh Long ruột đỏ của gia đình bác Dương Đình Bộ, xóm Pha, xã Lương Sơn chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước khu vườn được trồng rất quy cách. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn Thanh Long đang tỏa đầy cành, nhánh tràn đầy sức sống, bác Bộ nói: “Tôi là lính, rời quân ngũ về gia đình chỉ biết cuốc đất, lật cỏ tìm loại cây trồng tốt để nâng cao thu nhập cho gia đình. Gia đình tôi cũng đã trồng nhiều cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, giờ cây Thanh Long, tôi thấy tâm đắc nhất.

Ngoài giá trị kinh tế cao, đây là loại cây rất ít nhiễm sâu bệnh, gần như không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật nên đảm bảo an toàn về sức khỏe cả người trồng đến người sử dụng. Trung bình một năm, cây Thanh Long cho thu hoạch 12 lứa. Hạch toán kinh tế giữa cây Thanh Long và cây vải thiều được 5 năm tuổi cho thấy có sự khác biệt lớn.

Thanh Long sau 3 năm trồng bắt đầu cho thu hoạch trái, đến năm thứ 5 cho năng suất tương đối ổn định, thu lãi khoảng 408 triệu đồng/ha, cây vải thiều đến năm thứ 5 cũng cho thu lãi chỉ khoảng 266 triệu/ha. Ngoài ra, Thanh Long có thời gian thu quả dài, nhiều lứa trong năm nên tránh được tình trạng trượt giá, việc tiêu thụ dễ dàng hơn rất nhiều so với vải.

Được biết từ quy mô ban đầu 180 hốc, bác Bộ đã mở rộng quy mô lên 500 gốc. Năm nay, đã có 250 gốc cho quả với sản lượng trên 2 tấn, với giá bán bình quân tại vườn 40 nghìn đồng/kg, bác thu về trên 80 triệu đồng, cộng với tiền bán giống cây, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, trừ chi phí như phân bón, công lao động, bác tiết kiệm được khoảng 80 triệu đồng.

Với ưu điểm nổi bật là thơm, ngọt đậm và đẹp mắt, Thanh Long trồng tại địa bàn T.P Thái Nguyên đang được thị trường ưa chuộng. Người dân không phải mang đi chợ bán mà các thương lái vào tận vườn mua, số lượng không đủ đáp ứng nhu cầu. Nhiều nông dân trên địa bàn rất mong mô hình tiếp tục được triển khai và nhân rộng để thay thế dần những loại cây có giá trị kinh tế thấp.


Related news

Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Hà Nội Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Hà Nội Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ

Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...

Friday. June 6th, 2014
Lựa Chọn Giống Bò Sữa Lựa Chọn Giống Bò Sữa

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.

Friday. June 6th, 2014
Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.

Friday. June 6th, 2014
Kiểm Dịch 12 Triệu Con Tôm Post Kiểm Dịch 12 Triệu Con Tôm Post

Qua xét nghiệm, có 136/481 mẫu tôm nhiễm MBV, 2 mẫu tôm nhiễm đốm trắng, 4 mẫu tôm nhiễm đầu vàng, số còn lại không nhiễm bệnh. Đối với 11 mẫu nước, không có mẫu nhiễm khuẩn. Các trạm kiểm dịch động vật cũng đã kiểm tra, kiểm dịch 593,05 triệu con tôm post.

Friday. June 6th, 2014
Vĩnh Long Trao Chứng Nhận Mô Hình Sản Xuất Lúa Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP Vĩnh Long Trao Chứng Nhận Mô Hình Sản Xuất Lúa Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Ngày 5/6/2014, Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Vĩnh Long kết hợp UBND xã Tân Long (Mang Thít) tổ chức hội nghị tổng kết và trao giấy chứng nhận mô hình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP cho tổ hợp tác sản xuất lúa số 1.

Friday. June 6th, 2014