Nông Dân Lo Nạn Phân Bón Giả Tràn Lan

Ngoài thị trường bán buôn, phân phối có hơn 30.000 đơn vị kinh doanh phân bón, đó là chưa kể hơn 60.000 cửa hàng kinh doanh theo mùa vụ.
Ngày 10/12 vừa qua, tại hội thảo “Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp: Sử dụng phân bón và hóa chất”, do Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức, đa số nông dân kiến nghị các cơ quan chức năng quản lý tăng cường các biện pháp kiểm tra nạn mua bán phân bón giả, kém chất lượng tràn lan. Trong khi chi phí phân bón chiếm 30-50% giá thành nông phẩm nông dân làm ra.
Theo ThS Lê Thanh Tùng, Phó trưởng phòng Cây lương thực - Cây thực phẩm, Cục Trồng trọt – Bộ NN-PTNT, hiện nay tổng nhu cầu phân bón trong cả nước khoảng 11 triệu tấn, năng lực SX trong nước khoảng 8,3 triệu tấn, đáp ứng 75% nhu cầu.
Tuy nhiên hiện có trên 500 đơn vị SX phân bón và trong danh mục phân bón hiện có hơn 5.000 loại. Ngoài thị trường bán buôn, phân phối có hơn 30.000 đơn vị kinh doanh phân bón, đó là chưa kể hơn 60.000 cửa hàng kinh doanh theo mùa vụ.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nong-dan-lo-nan-phan-bon-gia-tran-lan-post136083.html
Related news

Một giải pháp khác để nông sản Việt có thể vượt qua khó khăn, theo các chuyên gia, chính là nền nông nghiệp trong nước hãy tận dụng tối đa các cơ hội do TPP đưa lại.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung– Trưởng Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia sản xuất hữu cơ – Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam cho biết, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) cần đáp ứng 4 điều kiện chính:

Tích tụ đất núi rừng để lập trang trại, rồi mạnh dạn vay vốn đầu tư, áp dụng phương án sản xuất nông nghiệp hiệu quả... Với cách thức này, nhiều nông dân (ND) miền núi Phú Yên, Bình Định đã trở thành ông chủ đầy nội lực, những tỷ phú “chân giày”…

ới việc sáng tạo máy máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học, anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công, hiệu quả trong công việc.

Chỉ chuyên tâm có mỗi nghề ấp trứng, bằng những kỹ thuật rất riêng, chị Ngô Thị Tuyến, ở thôn Đại Vĩ, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội đã trở thành “bà chủ” gà giống thực sự khi cung cấp giống cho khắp các tỉnh thành trong cả nước, với doanh thu mỗi năm từ 5-6 tỷ đồng.