Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cầu, Sung, Dừa, Đủ... Hốt Bạc!

Cầu, Sung, Dừa, Đủ... Hốt Bạc!
Publish date: Monday. February 9th, 2015

Tết đến, nhà nhà bày biện mâm ngũ quả thật đẹp để vừa cúng tổ tiên, ông bà vừa thể hiện ước muốn của gia chủ trong suốt 1 năm. Nhu cầu này đang làm cho một số loại trái cây sốt giá từng ngày

Bưởi là một trong những loại trái cây không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày Tết. Do vậy, người dân trồng bưởi Năm Roi ở các huyện Châu Thành (Hậu Giang), Bình Minh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang “cười như địa chủ” khi giá bưởi tăng từng ngày.

Rộn ràng xứ cam, bưởi

Cách đây 1 tháng, thương lái đến xem vườn rồi mua bưởi “xô” (đặt trước tiền cọc, đến cận Tết sẽ hái) với giá khoảng 25.000 đồng/kg thì nay tăng lên gấp đôi (bưởi loại 1 có trọng lượng từ 1 kg trở lên). Trong khi đó, bưởi da xanh có giá bán cao gần gấp đôi bưởi Năm Roi nhưng nhà vườn không đủ cung cấp cho thương lái.

Chị Nguyễn Thị Bích Như - một nhà vườn trồng bưởi ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành - phấn khởi: “Nhà tôi trồng gần 50 công bưởi xen canh với cam. Với giá bán cao như hiện nay, gia đình tôi và bà con lối xóm sẽ được đón cái Tết tươm tất sau nhiều năm bưởi rớt giá thê thảm”.

Không chỉ nhà vườn mà các thương lái cũng hồ hởi trước giá bưởi tăng cao. “Tết năm rồi, bưởi bị dội chợ nên chúng tôi phải bán lỗ để kịp về nhà rước ông bà. Năm nay, các chợ đầu mối đều đặt hàng trước nên cánh thương lái không lo chuyện ứ hàng” - anh Phạm Chí Tâm, một thương lái chuyên thu mua bưởi dịp Tết, cho biết.

Quýt cũng là loại trái cây túc trực trên mâm ngũ quả ngày Tết. Ở ĐBSCL, quýt hồng trồng trên vùng đất Lai Vung (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) từ lâu nổi tiếng thơm ngon. Những ngày này, người trồng quýt đang “nở mặt” vì được thương lái đến tận vườn đặt mua với giá gần 30.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với Tết năm rồi. Theo tính toán của các nhà vườn, những ngày cận Tết, giá quýt sẽ tăng thêm ít nhất 5.000-10.000 đồng/kg. Với giá bán này, mỗi hecta quýt hồng, người trồng sẽ có thu nhập gần 200 triệu đồng.

Hốt bạc từ… thứ bỏ đi

Ngày thường, nhà nào trồng cây sung cũng cảm thấy phiền phức do phải quét dọn trái và lá rụng đầy sân. Tuy nhiên, vào dịp Tết, trái sung đã đem lại cho gia chủ số tiền không nhỏ. Chỉ tay về phía 2 cây sung trên 20 năm tuổi của mình, ông Tuấn Anh (ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) tiết lộ: “Nhìn nó xấu xí vậy chứ mỗi cái Tết đều đem về cho gia đình tôi cả chục triệu đồng”. Cũng theo ông Tuấn Anh, sau khi đến mua trái, các thương lái tranh nhau đặt hàng trước cả năm.

Trong khi đó, gần tháng qua, những nhà vườn trồng mãng cầu gai (còn gọi là mãng cầu xiêm) bắt đầu hạn chế tưới nước, bón phân để trái thôi phát triển. Bởi lẽ, muốn giữ cho trái mãng cầu hiện diện trên mâm ngũ quả từ 5 - 7 ngày thì gia chủ phải chọn mua những trái còn non, chưa nở gai.

Ngày thường, những trái mãng cầu này rụng đầy vườn, chẳng ai ngó ngàng tới nhưng cận Tết thì giá trị của nó cao gấp 2 - 3 lần so với mãng cầu chín. Ông Võ Văn Vinh - một hộ trồng mãng cầu ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ - cho biết nhiều ngày qua, thương lái rảo quanh các vườn để đặt mua trái non chứ tuyệt đối không mua trái sắp chín. So với Tết năm rồi, năm nay mãng cầu non được thương lái đặt mua với giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, những loại trái cây thường hiện diện trên mâm ngũ quả ngày Tết, như: dừa, thơm, đu đủ, xoài… cũng đang được các thương lái thu mua với giá cao hơn những năm trước.

Một lãnh đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết thông thường, nếu rơi vào năm nhuần thì hầu hết các loại trái cây đều tăng giá vào dịp Tết. Hơn nữa, do thời tiết năm nay không thuận lợi nên sản lượng trái cây không cao dẫn đến giá tăng đột biến.

Mâm ngũ quả nhiều ý nghĩa

Ở từng vùng miền khác nhau, người dân chọn những loại trái cây khác nhau để đặt trên mâm ngũ quả. Nếu ở miền Bắc, gia chủ thường chọn bưởi, táo, chuối, phật thủ, cam, quýt, hồng, ớt, mận, đào, măng cụt, lê... thì ở miền Nam, mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, thơm (khóm)... luôn được lựa chọn trên mâm ngũ quả để thể hiện mong muốn “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”...


Related news

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Hoằng Hóa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Hoằng Hóa

Gia đình ông Lê Quốc Hùng ở thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa đã triển khai mô hình nuôi lợn rừng được ba năm nay. Hiện nay, trại lợn rừng của ông Hùng đã có tới hàng chục cặp lợn rừng bố mẹ tham gia sinh sản, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Đến nay trại lợn rừng của gia đình ông đã ngày một phát triển, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm con giống, mang lại nguồn thu đáng kể so với một số ngành nghề khác.

Tuesday. June 18th, 2013
Một Nhà Vườn Ăn Nên Làm Ra Một Nhà Vườn Ăn Nên Làm Ra

Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.

Tuesday. June 18th, 2013
Người Nông Dân Làm Giàu Trên Đất Khó Người Nông Dân Làm Giàu Trên Đất Khó

Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.

Tuesday. June 18th, 2013
Làm Giàu Từ Vịt Siêu Đẻ Làm Giàu Từ Vịt Siêu Đẻ

Người dân quanh vùng đào ao để thả cá, còn bác Dương Văn Lê ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc lại đào ao thả vịt. Ai cũng nghĩ bác quẩn. Vậy mà chỉ vài năm cách làm này đã giúp gia đình bác thoát nghèo, trở thành triệu phú, được cả làng làm theo.

Tuesday. June 18th, 2013
Chàng Trai Dân Tộc Làm Giàu Từ Mô Hình Kinh Tế Vườn Chàng Trai Dân Tộc Làm Giàu Từ Mô Hình Kinh Tế Vườn

Đó là mô hình kinh tế vườn của chàng trai dân tộc Nùng Cháng Thừa Lù - một tấm gương sáng điển hình của thôn Thanh Long xã Thanh Vân huyện Quản Bạ trong việc vươn lên thoát nghèo. Mới 27 tuổi Cháng Thừa Lù đã có trong tay hơn 3 ha cây ăn quả gồm hồng không hạt, quýt, chanh và 2 hồ nước rộng nuôi thả cá cùng số lượng lớn đàn ong nuôi lấy mật… báo hiệu một vụ mùa bội thu, khiến mọi người đến thăm thầm cảm phục.

Tuesday. June 18th, 2013