Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá

Hiện nay, một số hộ dân ven biển thuộc các xã: Tân Hải, Phú Tân, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau) tận dụng các bãi đất bồi phù sa ven sông thực hiện mô hình ươm sò huyết giống...
Hiện nay, một số hộ dân ven biển thuộc các xã: Tân Hải, Phú Tân, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau) tận dụng các bãi đất bồi phù sa ven sông thực hiện mô hình ươm sò huyết giống và nuôi sò cho hiệu quả kinh tế khá.
Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.
Đối với việc ươm sò giống, phần lớn bà con đi cào ở các bãi sò ven biển từ Mỹ Bình đến Sông Đốc, sau đó ươm trên các bãi bùn ven sông để bán cho các hộ khác có nhu cầu nuôi. Sau hai tháng ươm giống, sò tăng trọng lượng gấp 5 lần. Năm nay, nguồn giống khan hiếm nên bà con bán được giá. Bình quân mỗi kg sò giống trọng lượng từ 900 đến 1.000 con có giá hơn 600.000 đồng, giúp bà con có thu nhập khá.
Mô hình này giúp nhiều bà con có thu nhập, song đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ. Ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có biện pháp hợp lý giúp bà con vừa có việc làm vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.
Related news

Từ khi điện lưới quốc gia xuyên biển được kéo ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn liếng kéo điện ra đồng phục vụ sản xuất hành tỏi.

Nông dân ở tỉnh Đắk Nông đang đổ xô chuyển sang trồng tiêu bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương về những hệ lụy của tình trạng này.

Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh miền Bắc về việc chỉ đạo thu hoạch lúa hè thu, bảo vệ lúa mùa; chỉ đạo quyết liệt sản xuất vụ đông 2015.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, thời gian qua tỉnh rất chú trọng trong việc đưa những kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Hiện toàn tỉnh Quảng Bình có 7 cơ sở sản xuất tôm giống để cung ứng cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn. 8 tháng năm 2015, các cơ sở này đã sản xuất hơn 1,3 tỷ tôm giống.