Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Kiểu Mua Hàng Khác Người Của Lái Buôn Trung Quốc

Những Kiểu Mua Hàng Khác Người Của Lái Buôn Trung Quốc
Publish date: Saturday. March 1st, 2014

Trước khi tỉnh Vĩnh Long cảnh báo người dân không bán lá khoai lang cho lái buôn Trung Quốc, hàng chục vụ việc mua hàng kiểu bất thường cũng đã diễn ra.

Mua đỉa với giá “khủng”

Từ các tỉnh vùng ven như Vĩnh Phúc, Phú Thọ…, hàng chục người dân kéo về cánh đồng ngoại thành Hà Nội để bắt đỉa. Theo những người chuyên săn đỉa, giá mỗi kg đỉa do thương lái thu mua lên tới 500.000 - 600.000 đồng, thậm chí có thời điểm lên tới cả triệu đồng/kg. Do đó, việc săn đỉa hàng ngày đem lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với làm ruộng, khiến nông dân các vùng miền ráo riết săn đỉa đem bán, bỏ cả làng để lên phố tìm bắt đỉa.

Một thời gian dài từ năm 2011 đến năm 2012, các lái buôn đổ xô mua đỉa khiến cho người dân săn lùng, thậm chí nuôi loài sinh vật này.

Tại các tỉnh miền Tây, từ năm 2011 đến  khoảng cuối năm 2012, người dân cũng đổ xô bắt đỉa bán cho thương lái Trung Quốc. Có những gia đình thậm chí còn nuôi loài sinh vật này, vì thương lái thu mua với giá cao. Sau đó một thời gian, đầu nậu thu mua đã bỏ đi, để lại hàng tạ đỉa do người dân nuôi. Đến bán cho đầu nậu không được, một số người vứt cả bao tải chứa đỉa xuống ruộng khiến cho hệ sinh thái tại khu vực này bị ảnh hưởng.

Gom lá điều khô rồi... đốt

Ở Bình Phước, cây điều là cây thế mạnh. Nhưng cuối năm 2012, nhiều thương lái đến thu gom lá điều với giá 500-1.000 đồng/kg. Đây là mức giá hấp dẫn với người dân vì từ trước tới nay lá điều khô chỉ là thứ bỏ đi, không ai nhặt. Mục đích thu mua của thương lái Trung Quốc không được tiết lộ. Trong khi đó, người dân cứ đổ xô đi gom, phơi khô lá điều để bán. Theo kinh nghiệm của các nông dân, việc tận diệt lá điều, phun thuốc để lá rụng khô sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây điều vào năm sau.

Cũng tương tự như đỉa, chỉ một thời gian ngắn sau, lá điều khô không còn được thu gom do chính quyền các tỉnh đưa ra cảnh báo với người dân. Theo những cảnh báo này, lá điều khô rụng xuống có tác dụng chống xói mòn đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

 Sau khi chính quyền địa phương đưa thông tin trên, các đầu nậu thu gom lá điều khô cũng “biến mất”. Thậm chí theo nhiều nguồn tin, số lá điều khô trước đó thương lái đã thu gom bị đem đốt sạch, còn những người đã gom lá để bán cho lái buôn Trung Quốc dở khóc dở cười với số lá đã “găm”.

Mua ngọn, thân cây sắn

Hết thu gom ngọn, lá sắn non, thương lái lại lùng sục về các miền quê ở Phú Yên để đặt mua cây sắn, vào giữa năm 2013. Người dân tại các huyện Tây Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tuy An của tỉnh Phú Yên cho biết, giá bán mỗi bó cây sắn 20 cây là 6.000 đồng. Có những ngày, có người thu về  150.000 đồng đến 200.000 đồng, tương đương với trên dưới 30 bó cây sắn (khoảng 600 cây). Người dân đổ xô đi chặt sắn để bá khiến cho loài cây này bị phá không thương tiếc.

Bản thân những người nông dân chặt sắn để bán cũng không biết thương lái mua cây sắn để làm gì. Loài cây này được trồng lấy củ, sau khi thu hoạch, phần thân chỉ là phụ phẩm, gần như không có giá trị sử dụng. Một số luồng tin cho biết những thân cây sắn này sẽ được bán cho thương lái Trung Quốc và các lái buôn phía Nam.

Mua lá khoai lang khi chưa thu hoạch củ

Ngày 26.2, UBND tỉnh Vĩnh Long phát đi thông báo cảnh báo tình trạng thương lái, trong đó có người đến từ Trung Quốc đổ xô đi mua lá khoai lang non với giá 10.000-20.000 đồng/kg. Theo nhận xét của chính quyền tỉnh Vĩnh Long, hành động trên của các thương lái Trung Quốc là bất thường, nên người dân cần cảnh giác.

UBND tỉnh Vĩnh Long cảnh báo người dân trước hành vi thu mua lá khoai lang bất thường của lái buôn Trung Quốc. Việc bán lá khoai khi chưa thu hoạch củ có thể khiến cho năng suất củ giảm 50%.

Điều kiện các thương lái đặt ra khi thu mua là lá khoai tươi khi chưa thu hoạch củ, còn lá sau thu hoạch không mua. Những lái buôn này đặt cọc 20 triệu đồng cho hợp tác xã rau an toàn tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) để mua 20 tấn lá khoai.

Cũng có thương lái đến mua bán trực tiếp tại các hộ gia đình, nhưng yêu cầu phải là lá khi chưa thu hoạch củ. Theo phân tích của chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn, cắt lá khoai non khi chưa lấy củ có thể khiến cho năng suất củ giảm 50%.

Theo phân tích của giới chuyên gia, những hành vi bất thường nói trên của thương lái Trung Quốc là động thái làm giá nông sản. Cách làm giá được thực hiện theo kiểu thu mua hàng giá cao, khi giá bị đẩy lên cao, người dân đổ xô làm đầu mối thu mua, gom hàng để bán thì đột ngột ngừng thu mua hoặc dìm giá.

Thậm chí, chính số hàng đã thu gom trước đó lại được lái buôn Trung Quốc bán cho các đầu nậu trong nước và tuyên truyền vẫn tiếp tục mua hàng giá cao. Vòng tuần hoàn này cùng với động thái làm giá của lái buôn nước ngoài đã khiến cho thị trường trong nước bị lũng đoạn. Người thiệt hại nhất, ngoài người dân, chính là các đầu nậu gom hàng chờ bán ăn chênh lệch.


Related news

Xuất Khẩu Tiêu Vượt Ngưỡng 1 Tỷ USD Xuất Khẩu Tiêu Vượt Ngưỡng 1 Tỷ USD

Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9/2014 ước đạt 7 nghìn tấn, với giá trị đạt 68 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm 2014 đạt 140 nghìn tấn với giá trị 1,06 tỷ USD, tăng 24,5% về khối lượng và tăng 41,9% giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Thursday. October 2nd, 2014
Giảm Xuất Khẩu Trái Vải Sang Trung Quốc Giảm Xuất Khẩu Trái Vải Sang Trung Quốc

Kế hoạch này nằm trong chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương được Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hội thảo góp ý vào sáng 30-9.

Thursday. October 2nd, 2014
Tỷ Phú Từ Hai Bàn Tay Trắng Tỷ Phú Từ Hai Bàn Tay Trắng

Về xã Đắk Sắk (Đắk Mil) hỏi ông Nguyễn Văn Tạo ở thôn Thổ Hoàng 3 thì ai cũng biết. Trong câu chuyện với chúng tôi vào một buổi chiều cuối tháng Chín, ông bộc bạch: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là tinh thần lao động và tình yêu thương con người của Bác, đã thôi thúc, hun đúc cho tôi ý chí vươn lên và sau này có điều kiện giúp đỡ mọi người khó khăn hơn mình.

Thursday. October 2nd, 2014
Triển Vọng Kinh Tế Từ Trồng Cây Dược Liệu Triển Vọng Kinh Tế Từ Trồng Cây Dược Liệu

Từ năm 2003, Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trồng dược liệu bền vững sinh học trên diện tích 6 ha tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp). Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và triển khai trồng thí điểm, khảo nghiệm, đến nay nhiều loại cây đã cho kết quả khả quan.

Thursday. October 2nd, 2014
Nam Xuân, Nông Dân Mạnh Dạn Thay Đổi Tư Duy Làm Ăn Nam Xuân, Nông Dân Mạnh Dạn Thay Đổi Tư Duy Làm Ăn

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.

Thursday. October 2nd, 2014