Việt Nam Đã Có 44 Vùng Nuôi Đạt Chứng Nhận ASC

Thông tin trên website asc-aqua.org cho biết đã có 44 vùng nuôi cá tra của 37 DN Chế biến và XK cá tra Việt Nam đạt chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng Thủy sản bền vững (ASC)
Riêng Công ty XNK Thủy sản An Giang có tới 3 trại nuôi đạt chứng nhận bền vững.
Một số doanh nghiệp có 2 trại nuôi đạt chứng nhận như: Công ty CP Gò Đàng, Công ty CP Hùng Vương, Công ty CP Vĩnh Hoàn.
Mới đây các trại nuôi của các Công ty cổ phần Cổ Chiên, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Năm Vàng, Công ty cổ phần Nam sông Hậu ở tỉnh Vĩnh Long đã được cấp chứng nhận với tổng diện tích thả nuôi trên 36,7 ha.
Số trại nuôi cá tra đạt chứng nhận này chủ yếu tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ… Việc đạt chứng nhận ASC giúp cá tra Việt Nam nâng cao hình ảnh trên thị trường thế giới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho DN.
Related news

Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).

Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.

Hai anh em nhà họ Trương là: Trương Văn Thanh (31 tuổi) và Trương Văn Phúc (28 tuổi) ngụ ấp 2 (Tân Tây, Gò Công Đông - Tiền Giang) mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng đã làm chủ một trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn, gồm: chim trĩ đỏ, chim công và gà đông tảo. Đây là một trong những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả ở khu vực nông thôn hiện nay.