Nông Dân Được Bao Tiêu 60% Lượng Sữa Tươi Nguyên Liệu

Trong năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183.000 tấn sữa tươi nguyên liệu, tăng 17,12% so với năm 2013 và bao tiêu đến 60% lượng sữa tươi nguyên liệu từ các trang trại của bà con nông dân trong cả nước.
Mở đầu vụ sản xuất năm 2015, chỉ trong 19 ngày đầu tháng 1, Vinamilk thu mua gần 12.000 tấn sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, riêng khu vực TPHCM và phụ cận, trong những ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua hơn 7.500 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.
Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty là hơn 80.000 con bò (bao gồm các trang trại của Vinamilk và của các hộ nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk), cung cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày để tạo ra hơn 5 tỷ sản phẩm sữa trong năm 2014.
Năm 2015, với mục tiêu nâng cao chất lượng sữa bò tươi nguyên liệu, tăng năng suất khai thác sữa cho nông dân, Vinamilk đã có nhiều chính sách hỗ trợ cũng như đầu tư về giống, phương tiện kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Từ đó tiến tới phát triển ngang bằng với trang trại chăn nuôi quy mô công nghệ cao, hiện đại trong tương lai. Đồng thời, trong quá trình thu mua sữa tươi nguyên liệu, Vinamilk đã tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sữa tươi nguyên liệu để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Để đạt được sản lượng sữa tươi nguyên liệu vượt kế hoạch nêu trên, Vinamilk áp dụng chính sách giá thu mua sữa của các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa thống nhất với các trang trại thuộc công ty con của công ty. Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk cơ bản vẫn giữ nguyên như năm 2014 (sữa đạt chất lượng cao có giá thu mua khoảng 14.000đ/kg).
Bên cạnh đó, để chủ động nguồn nguyên liệu, Vinamilk tiếp tục đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp. Tính đến đầu năm 2015, tổng số vốn đầu tư tại 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng đã lên tới 1.600 tỷ đồng.
Related news

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo”

Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã triển khai bốn mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô mỗi mô hình 1.000 con/lứa nuôi, giống gà nuôi là giống J-DABACO.