Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gặp Khó Khăn Trong Tiêu Thụ Dong Riềng

Gặp Khó Khăn Trong Tiêu Thụ Dong Riềng
Publish date: Saturday. November 16th, 2013

Cùng với các địa phương khác, thời điểm này người dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đang tập trung thu hoạch dong riềng, năng suất trung bình ước đạt 60 tấn/ha. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang là mối quan tâm lớn của người dân và các cấp, ngành chức năng.

Gia đình anh Lý Mã Phương là hộ đầu tiên của xã Nhạn Môn thu hoạch của dong riềng. Do ít nhân lực (2 vợ chồng và một người con), diện tích lớn (khoảng 2ha) nên vợ chồng anh Phương phải chủ động thu hoạch từ 2 tuần trước. Nương đồi ở vị trí không thuận lợi về giao thông, lo lắng về thị trường tiêu thụ, gia đình anh đã đầu tư mua máy sơ chế củ dong riềng với quy mô nhỏ. Theo tính toán của anh Phương, nếu thuê công vận chuyển và bán với giá chỉ 1.000 đồng/kg, thì hiệu quả kinh tế rất thấp. Với máy sơ chế quy mô nhỏ sử dụng chủ yếu nhân công của gia đình sẽ giúp nâng cao giá trị kinh tế của cây dong riềng. Sơ chế xong lượng củ của gia đình, anh Phương dự định sẽ giúp đỡ các hộ dân trong thôn.

So với những địa phương khác, người dân xã Giáo Hiệu gặp thuận lợi hơn trong việc bán củ dong riềng vì ngay tại xã có cơ sở sơ chế. Khoảng nửa tháng trước, cơ sở sơ chế này tiến hành thu mua và sơ chế tinh bột. Giá thu mua dao động đầu vụ từ 1.000 – 1.200 đồng/kg, nhưng hiện nay giảm xuống còn dưới 1.000 đồng/kg. Với công suất 40 – 50 tấn/ngày, cơ sở sơ chế ở Giáo Hiệu chỉ có thể đảm nhận tiêu thụ dong riềng cho người dân địa phương và lan sang một số xã lân cận. Trong khi đó, vì một số lý do nên cơ sở sơ chế dong riềng tại xã Bộc Bố trong năm nay đã ngừng hoạt động. Điều này càng gây sức ép lớn hơn đối với vấn đề tiêu thụ củ dong riềng cho người dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Thành- Chủ tịch UBND xã Cổ Linh cho biết: Năm 2013, toàn xã trồng được hơn 50ha cây dong riềng với sản lượng ước đạt hơn 3.000 tấn. Nửa tháng qua địa phương mới thu hoạch được khoảng 10% diện tích dong riềng. Nguyên nhân là do việc tiêu thụ diễn ra chậm, giá bán thấp nên người dân muốn chờ đến khi giá tăng lên một chút rồi mới bán. Hiện tại, giá dong riềng chỉ dao động từ 700 – 800 đồng/kg, thấp bằng một nửa so với giá thu mua của năm trước.

Trong khi đó, các hộ dân đã thu hoạch dong riềng ở xã Nghiên Loan đang rất mong đợi giá thu mua có thể tăng thêm. Anh Mã Văn Dương– Trưởng thôn Khuổi Phây cho biết: Một tuần trước đã có 5 hộ dân trong thôn thu hoạch dong riềng bán cho tư thương với giá 1.000 đồng/kg. Tuy nhiên, các tư thương này cũng chỉ thu mua với lượng nhỏ sau đó quay lại trả giá thấp xuống mức 800 đồng/kg, vì thế bà con chưa bán. Rất nhiều bao tải đựng củ dong riềng của các hộ dân vẫn xếp cạnh đường đợi được giá sẽ bán.

Trong khi đó, huyện Pác Nặm cũng đã đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn để tìm giải pháp giúp người dân bán nông sản. Một trong những giải pháp đó là kêu gọi các tư thương tham gia thu mua củ dong riềng cho người dân. Huyện Pác Nặm đã tiến hành thương thuyết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng thu mua dong riềng trên địa bàn nhưng đến nay vẫn chưa thành. Theo lãnh đạo huyện Pác Nặm cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc tiêu thụ củ dong riềng cho người dân trong huyện chính là vấn đề giao thông. Hiện tại, 2 tuyến đường huyết mạch của huyện đều trong quá trình thi công đã phần nào gây khó khăn cho việc vận chuyển nông sản của các tư thương, doanh nghiệp.

Nhiệm vụ quan trọng của huyện thời gian này là tiếp tục mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tư thương, doanh nghiệp tiêu thụ hết lượng củ dong riềng trong dân với tổng sản lượng ước khoảng 13.000 tấn. Từ những khó khăn trong khâu tiêu thụ đang gặp phải bên cạnh việc cần tới sự hỗ trợ của các cấp, ngành chức năng thì vấn đề đặt ra trong những năm tới là huyện Pác Nặm cần có sự tính toán hợp lý về diện tích, đẩy mạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình tiến hành sơ chế tại chỗ để bảo đảm phát triển cây dong riềng một cách bền vững, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.


Related news

Đồng Tháp tiến tới liên kết sản xuất giúp ngành cá tra phát triển Đồng Tháp tiến tới liên kết sản xuất giúp ngành cá tra phát triển

Hiện nay, người nuôi cá tra phải đối diện với nhiều thách thức. Đặc biệt giá cá tra thương phẩm đang sụt giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ. Để giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, tỉnh Đồng Tháp tích cực tìm những hướng đi cho ngành hàng chủ lực.

Friday. July 3rd, 2015
Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng

Mỹ là thị trường NK lớn nhất cua ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 45% tổng giá trị XK. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Friday. July 3rd, 2015
Bình Thuận khắc khoải làng cá cơm Bình Thuận khắc khoải làng cá cơm

Mặc dù được xem là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, nhưng nghề làm cá cơm ở làng chài Mũi Né (TP Phan Thiết) đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự vất vả của nghề, đầu ra thì bấp bênh, thiếu vốn đầu tư và nguồn lợi thủy sản đang ngày dần cạn kiệt. Làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một nếu không có biện pháp kịp thời.

Friday. July 3rd, 2015
Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU giảm? Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU giảm?

Tính đến hết tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 118,9 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường XK đơn lẻ hàng đầu trong khối, duy nhất giá trị XK sang Anh tăng 44,9%, các thị trường còn lại: Hà Lan giảm 1,8%; Tây Ban Nha giảm 45,3% và Đức giảm 27,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Friday. July 3rd, 2015
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam những dấu hiệu khả quan Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam những dấu hiệu khả quan

QI/2015 XK cá ngừ của Việt Nam giảm mạnh phần lớn do giá thế giới xuống thấp cộng với nhu cầu thị trường yếu. Sang đến QII, XK sang một số thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tổng XK cá ngừ tính đến hết tháng 5 vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị đạt trên 187,2 triệu USD.

Friday. July 3rd, 2015