Ninh Bình Khuyến Khích Phát Triển Nấm Rơm Trái Vụ
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Trần Đình Toàn cho biết, UBND tỉnh vừa ra quyết định số 815/QĐ-UBND về việc bổ sung nấm rơm vào danh mục khuyến khích phát triển ở địa phương.
Theo đó, nấm rơm trái vụ được khuyến khích sản xuất trong vụ đông và được hưởng chính sách hỗ trợ giá theo đề án số 12/ĐA-UBND trong giai đoạn 2011-2015.
Vụ đông năm 2013, tỉnh Ninh Bình có chủ trương khuyến khích nông dân mở rộng quy mô sản xuất nấm rơm tại địa phương bởi hiệu quả kinh tế của sản phẩm này nổi bật tại ba khía cạnh chính, đó là nguồn nguyên liệu làm nấm (rơm) khá nhiều, giá trị kinh tế cao và đặc biệt hạn chế ô nhiễm môi trường do tình trạng đốt rơm sau khi thu hoạch lúa tại các huyện. Mặt khác, trồng nấm rơm có thể giúp các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô… trồng cây rau màu vụ đông kém hiệu quả chuyển sang trồng nấm sẽ cải thiện thu nhập cho nông dân.
Từ những lợi ích kể trên, vụ đông năm nay tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ 100% tiền mua giống nấm cho nông dân.
Related news
Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, nền sản xuất nông nghiệp của Đắk Nông phát triển đa dạng và tương đối toàn diện với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Theo đó, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp tạo thế và lực cho ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nhằm mở ra hướng đi mới.
Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.
Ca cao là loại cây trồng mới đang được ngành nông nghiệp cả nước khuyến khích nông dân phát triển với quy mô hàng hóa do có hiệu quả kinh tế cao nhờ thị trường tiêu thụ còn nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng, khí hậu và không chiếm nhiều diện tích đất của các giống cây truyền thống khác.
Sớm chọn ra hướng đi đúng và với những nỗ lực không ngừng nhiều năm liền của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp…và cả rất nhiều người làm nông, Đà Lạt hiện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương đứng đầu trong cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. “Nông nghiệp xanh” ở vùng đất Nam Tây Nguyên này.
Vụ mùa vừa qua, với 1,2 ha tiêu, anh Hoàng Văn Minh, ở thôn 3, xã Kiến Thành thu về được hơn 3,6 tấn hạt tiêu. Theo tính toán của gia đình anh thì sau khi trừ chi phí đầu tư vẫn còn lãi hơn 300 triệu đồng.