Nối Nhịp Cầu Giúp Nhà Nông Làm Ăn
Ngày 16.12, tại UBND huyện Đông Anh, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp Trung tâm khuyến nông tổ chức Hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” 2013.
Đây là hội thảo được tổ chức thường niên, mỗi năm 1 lần nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển thị trường. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đến từ Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Nuôi trồng thủy sản..., đặc biệt là đông đảo các chủ trang trại và nông dân trên 9 quận, huyện thành phố.
Đây là diễn đàn khuyến nông nhằm liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Tại hội thảo, các chủ trang trại và nông dân được nghe các giáo sư, chuyên gia đầu ngành về sản xuất nông nghiệp trao đổi trực tiếp những băn khoăn, vướng mắc của nông dân trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 3 đúng (đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc) và luân canh, xen canh phù hợp cho từng vùng.
Nằm trong ban tư vấn của Hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” 2013, PGS - TS Lê Văn Năm cho biết: “Nhịp cầu nhà nông” lần này tập trung vào những vấn đề liên quan đến trồng trọt - bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản và kế hoạch xúc tiến thương mại. Qua chương trình, ban tổ chức chúng tôi mong muốn đây sẽ là diễn đàn nhằm truyền bá kỹ thuật cho nhà nông, giúp nông dân tăng lợi nhuận kinh tế từ chính mô hình của mình.
"Tham gia chương trình, tôi được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học để giải đáp các thắc mắc có liên quan đến vấn đề sản xuất trong nông nghiệp, chăn nuôi nhất là các vấn đề liên quan đến con lợn giống của gia đình”.
Nông dân Đinh Văn Đoàn
Anh Đinh Văn Đoàn (thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh), một trong những chủ trang trại nuôi lợn với số lượng lợn giống đứng đầu huyện Đông Anh chia sẻ:
Tham gia chương trình, tôi được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học để giải đáp các thắc mắc có liên quan đến vấn đề sản xuất trong nông nghiệp, chăn nuôi nhất là các vấn đề liên quan đến con lợn giống của gia đình. “Ngoài thắc mắc đã được giải đáp, tôi còn được bổ sung những thông tin bổ ích về giống cây trồng, vật nuôi phù hợp theo thổ nhưỡng, khí hậu đất đai từng địa phương...
Thời gian tới, có điều kiện tôi sẽ mở rộng trang trại theo kiểu mô hình tổng hợp VAC” - anh Đoàn bộc bạch.
Qua buổi hội thảo, các đại biểu mong muốn các chuyên gia thường xuyên quan tâm, tư vấn giúp nông dân trong cả 3 khâu: Đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra thị trường tiêu thụ. Qua đó, giúp nông dân có thêm kiến thức khoa học về trồng trọt và chăn nuôi, tiêu thụ nông sản theo xu thế hội nhập...
Related news
Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, là thời điểm thích hợp để nông dân chăm sóc, bón phân cho càphê, cao su, hồ tiêu… sau mùa thu hoạch. Năm nay, nguồn cung phân bón khá dồi dào, giá cả không có biến động nhiều, chủng loại khá đa dạng, phong phú.
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa các Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác lớn trên thế giới, trước hết là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi vào giai đoạn nước rút, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)… dự kiến kết thúc đàm phán cuối năm nay.
Hiện các tỉnh duyên hải miền Trung có 8.000-10.000 hộ nuôi tôm hùm, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu 3.500 tỉ đồng/năm.
Vùng biển Tây Nam Bộ có nguồn lợi cá cơm rất dồi dào. Tuy nhiên hiện nay, do tình trạng lạm thác, nguồn nguyên liệu quý giá này đang có xu hướng suy giảm cả về chất lượng và số lượng.
Ngày 23/7, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (LN). Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.