Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhớ Mùa Cá Trước

Nhớ Mùa Cá Trước
Publish date: Thursday. February 13th, 2014

Từ cầu sông Ba(Gia Lai) nhìn về phía sông, những hòn đá cuội nằm phơi mình giữa dòng nước cạn đục. Đôi bờ, những cây bạch đàn ủ rũ, im lìm giữa tiết đông lất phất mưa bụi. Một lão ngư từng có tháng năm dài gắn mình với dòng sông huyền sử, nén tiếng thở dài: “Ôi nhớ những mùa cá trên sông vào những ngày giáp Tết…”.

Sông Ba mùa này nước trong xanh. Nhiều người qua cầu không thể thờ ơ, thường dừng lại ngắm dòng sông đẹp như tranh. Vào những ngày áp Tết, khi người nuôi cá lồng trên sông chuẩn bị thu hoạch, đứng trên cao nhìn xuống, có thể thấy từng đàn cá trắm cỏ, cá chép sông quẫy mình giữa dòng nước trong vắt”-lão ngư Lê Văn Lương ở phường An Phú (thị xã An Khê)-người có nhiều năm mưu sinh trên sông Ba, bồi hồi nhớ lại.

Ông Lương là người đầu tiên nuôi cá bè trên sông Ba, cũng là người cuối cùng trụ lại khi dòng nước ô nhiễm tới mức tất cả những người nuôi cá bè phải “đầu hàng”, từ giã ngư cụ kiếm nghề khác mưu sinh. Ông kể: “Tôi sống từ nhỏ ven sông Mã của Thanh Hóa, chứng kiến biết bao phận người mưu sinh bằng nghề nuôi cá bè, cá lồng. Duyên nợ đưa tôi tới vùng đất An Khê-nơi có dòng chảy sông Ba bốn mùa nước đầy, tôi nghĩ ngay đến nghề này.

Vào những năm 1992-1993 tôi là người cắm cọc, nuôi bè cá đầu tiên trên sông. Ngay năm đầu tiên, tôi đã thu hoạch to. Đến năm thứ hai, nhiều người dân đua nhau làm bè nuôi cá. Mấy chục bè cá trên khúc sông dài, tạo thành một xóm chài nho nhỏ ven sông nhưng tấp nập vô cùng”.

Theo lời kể của ông Lương, hồi ấy nước sông Ba rất sạch và trong, nuôi cá lớn nhanh như thổi. “Nhiều người không tin con cá trắm cỏ tôi nuôi trong 6 tháng có thể nặng tới 8 ký. Có lần mấy chú bộ đội ở đơn vị gần đó hay tin, kéo nhau ra tận bè cá của tôi “thách” nhau. Kết quả là tôi được uống rượu vì khi kéo cá lên, nhiều con nặng hơn thế nữa”-ông Lương cười lớn khi nhớ lại thời hoàng kim của nghề cá. Trong những năm tháng người dân còn khó khổ trăm bề ấy, bè cá đã giúp ông nuôi bốn đứa con lần lượt học đại học mà không phải chật vật.

Nghề nào cũng có sự khổ nhọc, nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn trên sông, lão ngư già chợt bồi hồi: “Hơn mười năm gắn bó với nghề cá trên sông Ba, có những nỗi nhọc nhằn, nhưng cũng có niềm vui không nói hết khi trúng những mùa cá bạc triệu.

Nhớ mùa mưa tháng 8, tháng 9 hàng năm, lũ từ thượng nguồn thường đổ về bất ngờ, giữa đêm một mình tôi đánh vật với dòng nước lũ để giữ cho được bè cá. Nhiều gia đình bị lũ cuốn trôi hết tài sản, nhưng tôi chưa một lần chịu thua dòng nước dữ. Vì thế, dân xóm chài gọi tôi “chết” cái tên Lương “cá”. Nhắc nhớ nghề, ông Lương chợt thở dài: “Thời hoàng kim của nghề cá kéo dài được chừng hơn 10 năm.

Khi một số nhà máy mọc lên, nước sông bắt đầu ô nhiễm. Người nuôi cá liên tiếp hứng chịu những mùa thất bát vì cá nuôi không lớn, có nhà cá chết cả lồng chỉ trước mùa thu hoạch. Họ bỏ dần nghề cá, chỉ còn lại duy nhất mình tôi chống chọi vì ỷ vào kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm mấy cũng đành đầu hàng khi nước sông cạn kiệt, đến con tôm, con tép cũng đục lờ rồi chết dần”.

Ông Lương hoài niệm: “Vào dịp này, xóm chài rất nhộn nhịp kẻ bán người mua. Không chỉ có thương lái mà người dân thị xã đến tận những lồng nuôi chọn mua cá ăn Tết. Chúng tôi hầu như chẳng phải đưa cá đi đâu xa, bè nhà nào nuôi được cá to thì bán hết trước.

Nhưng sướng nhất phải là thời điểm mùng 4, mùng 5 Tết trở đi, khi mọi người đã ngán những bữa cỗ Tết ê hề rượu thịt, họ kéo nhau “kiếm” cá, lúc này mới là thời điểm “hốt bạc” của xóm chài. Nhiều người còn mang cả rượu ngoại, bia bọt lên bè đãi chúng tôi, để được trải nghiệm cảm giác tự tay vợt những con cá nặng cả chục ký, hay chỉ cần ngồi ngắm từng đàn cá chép sông bơi lội kiếm mồi từ chất thải của những con trắm cỏ trong lồng, thấy sảng khoái vô cùng”.

…Mỗi lần ngang sông Ba, những lão ngư như ông Lương lại bồi hồi thương nhớ những mùa cá Tết nhộn nhịp, vào mùa xuân nước sông trong xanh hiền hòa.


Related news

Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Ùn Ùn Dưa Hấu Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Ùn Ùn Dưa Hấu

Cây dưa hấu không ít lần khiến nhiều hộ dân ở Bình Định đổ nước mắt, thậm chí lâm cảnh tán gia bại sản vì thua lỗ. Sự phát triển ào ạt của dưa hấu không tuân thủ quy hoạch dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Wednesday. May 2nd, 2012
Hồ Tiêu Chết Ở Eahleo: Thiệt Hại Chưa Định Lượng Hồ Tiêu Chết Ở Eahleo: Thiệt Hại Chưa Định Lượng

Nấm Phytopthora hại rễ là nguyên nhân chính gây nên bệnh “chết nhanh” trên tiêu ở Tây Nguyên.

Wednesday. April 18th, 2012
Mô Hình Nuôi Heo Giống Sinh Sản Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường Mô Hình Nuôi Heo Giống Sinh Sản Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường

Trong những năm gần đây phong trào chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh, đây là khâu đột phá kinh tế mũi nhọn của địa phương tập trung nhiều nhất ở các xã: Cẩm Sơn, Tân Trung, Thành Thới A, Thành Thới B, Minh Đức… với tổng đàn heo toàn huyện lên đến trên 343.000 con, trong đó có 35 trang trại đang hoạt động tốt và 32 trang trại heo đảm bảo số lượng đàn giống sinh sản từ 20-100 con và heo thịt từ 100-500 con đều đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Monday. December 26th, 2011
Nuôi Gà Tây Ở Đa Lộc - Hưng Yên Nuôi Gà Tây Ở Đa Lộc - Hưng Yên

Từ năm 2005 đến nay, nghề chăn nuôi gà tây ở đây đã từng bước được phục hồi, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, một phần đã được xuất qua các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia

Wednesday. November 23rd, 2011
Tiêu Tăng Giá Như Vàng Tiêu Tăng Giá Như Vàng

Cũng gây điên đảo không kém giá vàng, mặt hàng hồ tiêu đang gây sốc trên thị trường nông sản khi liên tục tự phá vỡ kỷ lục của mình từng ngày, thậm chí từng giờ. Sở dĩ giá hồ tiêu của Chư Sê luôn đứng đầu bảng vì chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định. Ông Bính cũng cho biết, người dân Chư Sê cũng có ý thức hái tiêu chín để luôn có sản phẩm chất lượng cao, giá thành tốt

Saturday. August 27th, 2011