Nhiều xã mất trắng vụ hè thu

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Sơn Lĩnh cho biết:
Vụ hè thu 2015 toàn xã gieo cấy được 51ha, chủ yếu là giống lúa Xuân Mai 12, Khang dân…, do Trung tâm Chuyển giao ứng dụng KHCN, cây trồng - vật nuôi huyện Hương Sơn cung ứng, đảm bảo chất lượng.
Nhưng vì năm nay thời tiết quá khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, trong khi đa số diện tích ruộng ở Sơn Lĩnh dùng nước trời nên dẫn đến tình trạng gieo cấy chậm so với thời vụ, sâu bệnh dễ dàng tấn công.
Nhiều diện tích lúa hè thu bị mất trắng vì sâu bệnh.
Về việc này, ông Nguyễn Sỹ Hồ - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hương Sơn cho biết
: “Mặc dù huyện đã cử cán bộ xuống tận cơ sở để kiểm tra, chỉ đạo bà con nông dân gieo cấy đúng lịch thời vụ, tìm mọi biện pháp khắc phục tình trạng sâu bệnh hại, nhưng do hạn nặng kéo dài, nguồn nước cạn kiệt, cộng với một số hộ không kịp thời phun thuốc phòng trị nên nhiều diện tích bị sâu gây hại nặng, không trổ bông, hoặc trổ bông được thì hạt teo lép, thậm chí khô lụi”.
Related news

Khi hội nhập, tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến ngành chăn nuôi Việt Nam không lớn nhưng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước mạnh trong ngành chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ và Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi trong nước.

Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với mức thuế rà soát hành chính lần thứ chín (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh so với POR8, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong Tám.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh bởi một trong những lý do cơ bản là chúng ta vẫn chưa thể chủ động được thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn còn quá cao.

20 năm là khoảng thời gian quá dài để có thể đánh giá những được - mất mà mô hình tôm – lúa mang lại. Những cách làm hay, những kinh nghiệm qua các lần thất bại, cùng những đề xuất, kiến nghị của những người trong cuộc sẽ là bài học bổ ích cho việc tái cơ cấu sản xuất vùng tôm – lúa ở Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững hơn.

Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.