Giá tôm Mỹ chạm đáy, người mua vẫn thờ ơ
Giao dịch trầm lắng và giá liên tục giảm cho đến gần đây mới tăng. Hiện giá tôm Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam ổn định. Ngay khi giá tôm Indonesia bắt đầu tăng, mọi người đã cảm nhận thấy thị trường lại sẽ chạm đáy
Giá tôm chân trắng Indonesia cỡ 41-50 lột vỏ bỏ đầu bán buôn tại Mỹ chạm đáy 4 USD/kg hồi đầu năm nay, sau đó tăng rồi lại giảm và gần đây nhất là 4,05 USD/kg.
Giá tôm Ấn Độ cũng có xu hướng tương tự, tôm cỡ 26-30 gần đây đã tăng tới 4,8 USD/kg so với đầu năm là 4,70 USD/kg.
Sự biến động này khiến một số nhà NK lúng túng. Một số người nghĩ rằng giá sẽ tăng, nhưng thực tế vẫn có người bán ra với giá rất thấp.
Có đại lý ở California bán tôm lột vỏ xẻ lưng cỡ 16-20 với giá 5 USD/pao giá bán buôn, nhưng chỗ khác lại có giá cao hơn 10%.
Có thể phải 40 ngày nữa nhu cầu mua với tăng trở lại vì những nguồn thu mua chính như nhà hàng và đại lý bán lẻ chờ xem nguồn cung của Ấn Độ và Thái Lan diễn biến như thế nào.
Giá một số cỡ tôm như cỡ 20 hoặc nhỏ hơn vẫn ổn định, trong khi tôm cỡ lớn vẫn có giá tăng vì không có nhiều nguồn cung. Khách hàng chỉ mua vừa đủ, mùa chay đã qua nên nhu cầu càng trầm lắng. Nhà XK của Thái Lan đang hy vọng Mỹ, Canada và EU sẽ tăng mua vào tháng 5 và tháng 6.
Nhà NK và người tiêu thụ đều thận trọng chờ giá biến động như thế nào khi các nước châu Á vào chính vụ tôm. Lượng hàng dự trữ bắt đầu cạn và hoạt động mua vào cũng bắt đầu phục hồi nhưng chỉ có thể tăng mạnh vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Related news
Ngày 16-8, Hiệp hội An toàn thực phẩm và an ninh lương thực Châu Á (AFSSA), cùng với Hiệp hội An toàn thực phẩm Nhật Bản đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội nghị quốc tế về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực lần 2 tại Đồng Nai.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với UBND huyện Tân Hồng tổ chức triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ nông nghiệp các xã, thị trấn; thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động trên địa bàn huyện.
Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.
Trong nhiều năm qua, các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ quan tâm.
Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.