Nhiều Nông Dân Nghèo Bị Lừa Do Cả Tin Trong Mua Bán Nông Sản

Thời gian qua, việc thương lái lợi dụng lòng tin của người dân để lừa gạt xảy ra khá phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Mới đây, đường dây nóng VTV Cần Thơ nhận được phản ánh của nhiều nông dân xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh về việc thương lái thu mua đậu phộng của hàng chục hộ dân không trả tiền. Đây lại là những nông dân nghèo, chất phác.
Hộ bà Kiên Thúy Hòa với 5 nhân khẩu, sống nhờ vào 6 công đậu phộng. Vụ vừa qua, gia đình bà trúng đậm, những tưởng sẽ giải quyết được khoản nợ ngân hàng, phân bón gần 20 triệu đồng, cũng như có tiền tái sản xuất. Nhưng mọi tính toán của bà đã tan biến. Nợ không giải quyết được mà vốn tái sản xuất cũng không có, chỉ vì quá tin tưởng thương lái.
Theo người dân, số hộ bị thương lái chiếm đoạt tiền tại xã Ngũ Lạc lên đến gần 40 trường hợp, với số tiền gần 1 tỷ đồng, đa số đều là hộ nghèo. Việc mua bán của họ trước nay chỉ giao kèo miệng. Sau nhiều vụ mua bán trót lọt, thương lái đã mua đậu phộng với số lượng lớn rồi bỏ trốn. Khi người dân tìm đến đòi tiền, đối tượng này đã chối cãi với lý do là mình không mua đậu phộng của dân.
Tại các vùng nông thôn, người dân thường cả tin, bán trả chậm nông sản cho các thương lái quen biết. Mọi việc chỉ căn cứ trên cơ sở là đã làm ăn chung nhiều năm và chữ tín của cơ sở thu mua. Chính vì vậy, không ít lần, thương lái lợi dụng lòng tin để lường gạt, chiếm đoạt tài sản.
Việc thương lái thu mua nông sản rồi bỏ trốn không phải lần đầu mà đã diễn ra nhiều lần tại ĐBSCL. Trước đây, nhiều hộ nuôi cua ở Cà Mau cũng bị thương lái lừa gạt với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Chiêu trò lừa gạt không phải mới. Tuy nhiên, để phát hiện, ngăn chặn người dân cần nâng cao cảnh giác, đồng thời cũng rất cần sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương trong việc hợp pháp hóa các hợp đồng mua bán.
Related news

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đến xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ - Nghệ An) những ngày cuối tháng 4, dưới ánh nắng vàng trải đều trên những cánh đồng dưa nằm xen giữa những vườn cao su, dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Sỹ Vân - Chủ tịch xã vui mừng cho biết: "Thêm một vụ dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người nông dân, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là năm thứ hai, người dân Tân Phú trồng dưa hấu xen cao su".

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi như tai xanh, lở mồm long móng… đã làm ảnh hưởng phần nào đến phát triển chăn nuôi của toàn tỉnh.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.

Vừa dẫn tôi đi thăm cánh đồng nuôi cá mới thả, anh Thành quê ở Văn Lương vừa khoe với tôi: Em vừa buông xuống cánh đồng này trên ba vạn cá chép, trắm, trôi…