Mô Hình Nuôi Kết Hợp Tôm Sú Với Cua Biển Cho Hiệu Quả Bền Vững

Năm nay là năm thứ 3, nông dân ở các xã vùng ngập mặn ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh như Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Vĩnh, Long Khánh thu được lợi nhuận cao từ mô hình kết hợp nuôi tôm sú với cua biển. Bình quân mỗi hécta kết hợp nuôi tôm sú với cua biển, nông dân có thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng.
Ông Trần Văn Hớn ở ấp 11, xã Long Hữu, người đã thực hiện hiệu quả mô hình này từ năm 2011 đến nay cho biết: Trước đây trên diện tích 4 ha mặt nước vào đầu vụ nuôi tôm, ông thả nuôi từ 100.000 - 200.000 con tôm sú và 2.000 con cua biển giống. Sau đó, cứ mỗi tháng tiếp tục thả nuôi thêm 2.000 con cua giống. Khi tôm nuôi được 2 tháng tuổi, không cần phải xử lý nước trước khi cho vào ao mà lấy nước trực tiếp từ sông vào để bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và cua biển.
Sau đó từ 2 đến 3 ngày, mới bổ sung thức ăn một lần. Sau thời gian nuôi từ 3,5 - 4 tháng mới bắt đầu thu hoạch tỉa thưa dần tôm sú, cua biển cỡ lớn đem bán. Ở vụ nuôi tôm sú kết hợp cua biển năm nay, ông Hớn đã thu hoạch tôm sú, cua biển được hơn 70 triệu đồng. Dự kiến đến cuối vụ sẽ đạt khoảng 150 triệu đồng nếu giá cua thương phẩm ở mức 170.000 - 200.000 đồng/kg và tôm sú ở mức 150.000 - 180.000 đồng/kg như hiện nay.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải, tính đến đầu tháng này, hơn 7.000 hộ nuôi kết hợp tôm sú với cua biển trên diện tích 8.678 ha đã thu hoạch dần cua biển, tôm sú đạt kích cỡ loại I, loại II, được hơn 10 tấn. Tuy mô hình nuôi kết hợp này đạt lợi nhuận không cao bằng nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp, nhưng ưu điểm là vốn đầu tư ít, mức rủi ro về dịch bệnh rất thấp, giúp nông dân sản xuất bền vững hơn.
Related news

Sáng 10/6, Công ty Đóng tàu Hạ Long phối hợp với Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ NN&PTNT) tiến hành chạy thử tàu kiểm ngư lớn nhất Việt Nam trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con tàu mang số hiệu KN - 781 được đánh giá là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.

Theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng.

Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.