Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Cá Trê Vàng Lai
Mô hình nuôi cá trê vàng lai phát triển gần 2 năm ở xã Tân Phú, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã giúp không ít hộ dân thoát nghèo và làm giàu. Mô hình này hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều hộ dân trong huyện. Toàn xã Tân Phú có 6 hộ nuôi với diện tích gần 10.000m2, tập trung nhiều ở ấp Tân Thuận B và ấp Tân Thuận.
Cá trê vàng lai là loài cá rất dễ nuôi và nuôi được trong cả môi trường ao hầm. Thời gian thả nuôi, bắt đầu từ đầu vụ để đến kỳ thu hoạch vào tháng 6, 7, 8 âm lịch. Ông Nguyễn Chí Công ở ấp Tân Thuận B, xã Tân Phú, huyện Thanh Bình là một trong những người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá trê vàng lai thành công.
Sau thời gian tìm tòi học hỏi, năm 2011, ông mạnh dạn đầu tư thả nuôi 6.000 cá giống trên diện tích 1.000m2. Trê vàng lai là loài cá dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, ăn tạp và có thể tận dụng được nhiều loại thức ăn như: cá tạp, rau, bèo, tấm cám. Sau 3 tháng nuôi, ông thu hoạch được 1 tấn cá thịt, bán với giá 23.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, ông còn lời hơn 15 triệu đồng.
Thấy nuôi cá trê vàng lai có triển vọng, đạt kết quả, vụ kế tiếp, ông quyết định tăng số lượng, thả nuôi 100kg. Do nắm được kỹ thuật nên chỉ gần 3 tháng nuôi bằng thức ăn tự chế, cá lớn rất nhanh. Bình quân, mỗi con đạt trọng lượng khoảng 250gram, ông thu hoạch trên 4 tấn, lời hơn 20 triệu đồng.
Hiện tại, ông thả nuôi 200kg cá giống, dự kiến tới tháng 7 âm lịch thu hoạch khoảng 6 tấn cá, có khả năng lời trên 30 triệu đồng. Ông Công cho biết: "Cá trê vàng lai rất dễ nuôi, ít hao hụt, không kén chọn môi trường nước. Tuy nhiên, cần rào chắn cẩn thận bằng lưới đề phòng cá đi ra trong khi mưa nhiều. Bên cạnh đó, trong thức ăn cho cá cũng cần bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng và giúp cho cá hấp thu lượng thức ăn tốt hơn".
Tương tự, ông Trần Văn Hiền (người cùng xóm) cũng khởi nghiệp từ mô hình này. Tháng 7/2012, ông thả nuôi thử 40kg cá giống trên diện tích 1.000m2. Chỉ trong 3 tháng nuôi, ông thu hoạch được 1,7 tấn, bán với giá 25.000 đồng/kg, lợi nhuận hơn 16 triệu đồng. Mới đây, ông thu hoạch xong vụ cá khoảng 1.400kg với giá 25.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, ông lời hơn 20 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND xã Tân Phú cho biết: "Nuôi cá trê vàng lai là mô hình mới, nhiều hộ nông dân vẫn còn xa lạ với việc phát triển loài thủy sản này. Sắp tới, địa phương sẽ nhân rộng mô hình này trong nhân dân, nhất là đối với hội viên Hội nông dân, nhằm góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo".
Tuy nhiên, khó hiện nay của người dân là kỹ thuật. Để giúp người dân phát triển mở rộng, thị trường phải được dự đoán, dự báo chính xác hơn để không bị "ế hàng dội chợ".
Related news
Bắt đầu thực hiện từ năm 2007, mô hình sử dụng hệ thống phun mưa đang được áp dụng trên 17 tỉnh thành trong cả nước. Mô hình này giúp bà con giảm được công chăm sóc và tăng năng suất cây trồng.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện sản lượng cá tra tồn đọng trong dân còn khoảng 200.000 tấn, chiếm 17% so với 1,2 triệu tấn trong kế hoạch sản xuất năm 2012.
Bà Trần Thị Khâm (Hai Khâm), chủ nhân của một trong những cơ sở sản xuất tôm khô ở xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, cho biết giá tôm khô đặc sản loại 1 của địa phương này hiện khoảng 1 triệu đồng/kg, loại 2, loại 3 tương ứng khoảng 800.000 đồng và 700.000 đồng/kg, bình quân tăng 30% so năm ngoái và gấp đôi so với ba năm trước.
Đó là khoản thu nhập “chắc như bắp” của xã viên HTXNN 1 Nhơn Phú, TP Quy Nhơn (Bình Định). Nhờ trồng rau má, gần 4.000 nhân khẩu đã có thu nhập ổn định.
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 1 tháng quy định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản có hiệu lực, tình trạng sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản cho thấy, trong tháng 3 chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.