Khá Lên Nhờ Nuôi Ốc
Những năm qua, nhờ làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cho nên đời sống của người dân xã Ðông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) ngày càng được cải thiện. Qua nghiên cứu, học hỏi các mô hình nuôi trồng thủy sản từ năm 2010 đến nay, một số hộ dân trong xã đã triển khai nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm.
Ban đầu nuôi thí điểm ở một hộ trong xã trên diện tích 1.000 m2, nay đã có nhiều hộ tham gia với tổng diện tích là 8.500 m2. Theo một số chuyên gia nông nghiệp, ốc nhồi là loài động vật thân mềm nước ngọt, có giá trị kinh tế cao do thịt thơm ngon.
Nuôi ốc cũng dễ, với diện tích mặt nước khoảng 300 đến 400 m2, độ sâu từ 1,2 đến 1,5 m, thả mật độ 100 con/m2 là hợp lý. Thức ăn cho ốc có ba loại: thức ăn xanh (bèo, lá sắn), thức ăn tự chế (theo tỷ lệ 40% cám gạo, 20% bột ngô, 10% bột cá nhạt, 30% bột đậu tương), kết hợp 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn tự chế. Chế độ cho ăn được điều chỉnh theo khối lượng ốc, cho ăn hai lần/ngày.
Ông Nguyễn Văn Ngâm ở thôn 1B cho rằng, nếu biết tận dụng nguồn thức ăn từ rau, quả trong gia đình thì làm không vất vả mà lại đạt hiệu quả cao. Trên diện tích nuôi 2.000 m2 nhà ông đã thu được 40 nghìn ốc giống, bán với giá 700 đồng/con, trừ chi phí thu lãi gần 20 triệu đồng.
Còn ông Hoàng Văn Liên ở cùng thôn nuôi ốc nhồi thương phẩm trên diện tích 1.000 m2, ước tính mỗi năm cũng thu được gần 70 triệu đồng. Nhờ nuôi ốc, kinh tế gia đình nhiều hộ dân ở Ðông Mỹ ngày càng khấm khá.
Related news
Không qua một lớp tập huấn kỹ thuật nào nhưng với lòng đam mê cùng nghị lực vươn lên làm giàu, chị Đinh Thị Bàn ở thôn Tiến Hóa 2, xã Hồng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) tự học và nuôi thành công hàng chục đàn ong mật. Đến nay, chị đã có 60 đàn ong, cho thu nhập khá.
Chiều ngày 22.8 rảnh, chạy xe vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang xem lúa đã chín hay chưa thì gặp đàn gà có bộ lông màu hường rất bắt mắt.
Ông Trịnh Văn Khả (ngụ ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) được nhiều người biết đến với mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trước tình hình giá lúa thấp và bấp bênh, nhiều nông dân trồng lúa trong tỉnh Hậu Giang đã dần thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận.
Hiện nay, ở Tây Nguyên đang là mùa mưa, đây là thời điểm thích hợp để bà con nông dân bắt tay vào việc lựa chọn các loại cây giống về trồng. Năm nay, về chủng loại cây giống so với mọi năm cũng không có gì biến động nhiều. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với mọi năm đó là giá cây giống tăng lên 10 -15%. Một trong những nguyên nhân khiến giá cây giống tăng đó là sự xuất hiện những “tay cò” cây giống.