An Ninh Lương Thực Của Trung Quốc Đang Bị Đe Dọa Nghiêm Trọng

Tình trạng ô nhiễm cùng chính sách nông nghiệp không hiệu quả đã gây nên khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc.
Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".
Báo cáo này cho rằng an ninh lương thực của Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do 1/5 đất canh tác ở nước này đang bị hoang hóa do các chất gây ô nhiễm có xuất xứ từ kim loại nặng.
Báo cáo đã cảnh báo giới chức Trung Quốc về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng trong tương lai.
Trong nỗ lực nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và do kinh tế toàn cầu khát hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, Bắc Kinh đã không chú trọng một cách thích đáng tới lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, nạn tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc là ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất và ngành sản xuất điện từ than đá. Để tránh gây gián đoạn nguồn cung lương thực, Trung Quốc sẽ phải tăng cường nhập khẩu lương thực trong những năm tới, trong đó hẳn sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung từ Đông Nam Á - khu vực đang có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc do các cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài.
Ông Yanzhong Huang, một chuyên gia cao cấp về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đưa ra ví dụ của Việt Nam: trong 5 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập 1,14 triệu tấn gạo của Việt Nam.
Related news

Cùng với trồng cỏ, dự trữ rơm cho mùa đông... hàng trăm hộ gia đình đồng bào thiểu số ở huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) còn biết ủ bã mì làm thức ăn để trâu, bò nuôi mau lớn.

Trước những bất cập của Nghị định 41 về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55 để thay thế, bổ sung với chính sách, không có tài sản thế chấp vẫn được vay vốn.

Để thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Thiện Kế (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đã có cách làm sáng tạo: Đó là hoàn thiện các tiêu chí căn cứ trên nhu cầu của người dân để phục vụ lợi ích của người dân, tránh lãng phí.

Với nông dân,“đầu vào” - cứ nơi nào đào được là thành đầm nuôi tôm; lại không quy hoạch, nguồn nước ô nhiễm, bệnh tôm cứ thế lây lan.

Năng suất tăng nhờ đầu tư hợp lý, nhà máy và nông dân có sự phối hợp trong sản xuất và thu mua... nên năm nay nông dân trên nhiều cánh đồng mía ở các tỉnh Đông Nam Bộ rộn rã tiếng cười khi bắt đầu vụ thu hoạch mới.