Nhiều Cơ Hội Tăng Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Sang Nga

Trong bối cảnh Liên bang Nga (LB Nga) đã đề ra một loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm “nhiễm độc” để đáp trả đòn trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Nga.
Tại hầu hết các cuộc họp, hội đàm cấp cao song phương thời gian gần đây bao gồm kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam- Liên bang Nga hay các vòng đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan (VCUFTA), việc trao đổi các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Nga luôn là một trong những nội dung chính được phía Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh và quan tâm.
Một trong những biện pháp mang tính đột phá được đề cập tới là tập trung đẩy nhanh tiến độ đàm phán tiến tới ký kết VCUFTA vào năm 2015 nhằm tiếp tục mở cửa thị trường với nhóm hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Với tư cách chủ trì đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan, Bộ Công Thương tập trung đàm phán về việc mở cửa các mặt hàng nhạy cảm như nông, thủy sản vào Nga để đưa ra thỏa thuận phù hợp nhất bởi việc đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể giữa hai bên.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải khi xuất khẩu các mặt hàng này sang LB Nga, trong chuyến thăm tới Việt Nam gần đây, Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế A.E.Likhachev cho biết Nga đang làm việc hết sức tích cực với Việt Nam để bảo đảm rằng các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất khi xuất khẩu sang Nga.
"Chúng tôi đã có buổi làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trao đổi những biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước giúp Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Nga. Kết quả là mới đây, Cục Kiểm dịch động thực vật LB Nga (VPSS) đã dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan với 7 DN chế biến thủy sản của Việt Nam"- Thứ trưởng A.E.Likhachev nói.
Ông Victor Ermakov- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cho biết thêm, Nga đang có kế hoạch hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp xúc, tìm kiếm đối tác để xúc tiến đưa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga, do đó Việt Nam cần tận dụng cơ hội này.
Để khai thác tốt thị trường Nga, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên chủ động tiếp cận các nhà mua hàng Nga để chào bán sản phẩm thủy sản của mình cũng như cần chú trọng đến các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về chất lượng cũng như kiểm định do Nga ban hành.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72557/nhieu-co-hoi-tang-xuat-khau-nong-thuy-san-sang-nga.htm#.VHApEY0cTDc
Related news
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.

Thời gian gần đây, người dân tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu đối diện với tình trạng khó tiêu thụ quả thanh long. Thông tin này được truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tác động tiêu cực đến những hộ tham gia trồng thanh long nơi đây.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ nay tới cuối năm còn khá nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc.

Ngày 13-8, Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã làm việc với Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai về kiến nghị kiện bán phá giá đối với các sản phẩm gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tại Đồng Nai.