Thêm tin không vui cho thanh long Bình Thuận
Qua theo dõi tình hình, mới đây Bộ Công Thương nước ta cho biết thông tin nêu trên mới chỉ xảy ra cục bộ tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với thanh long chất lượng không cao, mẫu mã không đẹp. Nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó chủ yếu là do diện tích trồng thanh long ở Quảng Đông liên tục tăng cao trong năm qua, đó còn chưa kể những tỉnh như Hải Nam, Phúc Kiến, Quảng Tây cũng tăng mạnh. Theo đó sản lượng thanh long của Trung Quốc hiện tăng gấp đôi, nguồn cung nội địa trở nên dồi dào…
Ngay bên trong thị trường Trung Quốc là vậy, còn thanh long xuất khẩu từ Việt Nam (chủ yếu là của Bình Thuận) vẫn duy trì với số lượng lớn hướng về các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Và thế là xảy ra hiện tượng đụng hàng, dội chợ, giảm giá đối với trái thanh long xuất khẩu của Việt Nam là điều không thể tránh khỏi…
Đang lao đao với giá bán chỉ vài ngàn đồng mỗi ký (giảm đến 2/3 so cùng kỳ năm ngoái), giờ thì các hộ trồng thanh long, cơ sở thu mua, doanh nghiệp xuất khẩu của Bình Thuận phải nhận thêm “tin không vui”, bởi diện tích trồng thanh long của Trung Quốc chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại!
Trước thông tin trên, Sở Công Thương Bình Thuận sẽ sớm thông tin tình hình nguồn cung hiện nay và định hướng kế hoạch sản xuất - kinh doanh cho loại quả này. Dự kiến cuộc họp bàn về tiêu thụ thanh long sẽ tổ chức trong trung tuần tháng 8 này… Nhưng chắc rằng, không phải một sớm một chiều mà thanh long Bình Thuận khắc phục tồn tại là phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việc “bỏ trứng vào cùng một giỏ” - đang là vấn đề nan giải cho trái thanh long Bình Thuận.
Related news
Nhiều diện tích lúa hè thu (HT) sớm ở ĐBSCL đã bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) với tỷ lệ gây hại từ 10-30%. Nếu không có biện pháp quản lý tốt thì nguy cơ dịch bệnh lây lan sang diện tích lúa HT chính vụ (xuống giống trong tháng 5, 6) là rất lớn.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong năm nay nếu ngành cá tra được ưu tiên vốn, đồng thời lãi suất về dưới 15%/năm thì giá thành sản xuất sẽ có khả năng cạnh tranh, và kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2 tỉ Đô la Mỹ.
Sau một thời gian giá cá tra nguyên liệu tăng lên ở mức đảm bảo cho người nuôi có lãi thì đầu tháng 4/2012, giá cá tra nguyên liệu lại giảm mạnh, khiến người nuôi tiếp tục sống trong cảnh thấp thỏm âu lo. Điệp khúc rớt giá không còn là vấn đề mới nhưng vì sao tình trạng này vẫn liên tiếp diễn ra?
Ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh, gắn bó với nghề nuôi tôm hùm gần 20 năm với bao thăng trầm, nay đã trở thành tỷ phú.
Theo TS Lê Ngọc Báu, viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên, diện tích cà phê già cỗi (có độ tuổi trên 20 năm) cả nước hiện lên tới trên 100.000 ha, dự kiến trong năm năm tới diện tích này sẽ tăng lên 150.000 ha.