Cục Quản lý cạnh tranh hỗ trợ kiện gà Mỹ

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho rằng doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước đã phản ứng quá chậm trước những ảnh hưởng của gà nhập khẩu vào Việt Nam. Việc nhập gà Mỹ kéo dài gần hai năm nay nhưng đến khi các trang trại, doanh nghiệp “gần chết” tới nơi mới phản ánh là quá chậm.
Không chỉ vậy, khi dịch bệnh trên gia cầm tại Mỹ lây lan mạnh, các nước đều cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ từ 1-1-2015 nhưng tại Việt Nam đến tháng 5 mới có lệnh cấm.
Còn về kiến nghị điều tra bán phá giá đối với gà Mỹ tại thị trường Việt Nam, ông Nam cho hay sau khi nhận đơn kiến nghị, phía Cục Quản lý cạnh tranh đã gởi thông báo đến các đơn vị có liên quan như đại sứ quán, đồng thời yêu cầu cơ quan Hải quan cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết…
Tuy nhiên, chỉ với một tờ đơn kiến nghị của các Hiệp hội thì không đủ cho một vụ kiện. Do đó, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ cùng hỗ trợ Hiệp hội để hoàn thiện các hồ sơ, chứng từ cần thiết. Quá trình điều tra vụ việc có thể kéo dài từ 12-18.
“Tình hình đã khá phức tạp, không còn đơn thuần chỉ là việc bán phá giá thịt gà mà còn liên quan đến các hành vi gian lận thương mại. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, chính chúng ta sẽ phải đi hầu kiện, chuyển từ thế chủ động sang bị động”, ông Nam nói.
Trình bày với Cục, ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cho biết từ đầu năm 2015 đến nay, giá gà Mỹ nhập khẩu về VN đột nhiên giảm từ 27.000 - 28.000 đồng/kg xuống còn 17.000 – 20.000 đồng/kg. Theo tính toán của một số chủ trại, nếu giá thịt gà Mỹ nhập khẩu về tới Việt Nam là 20.000 đồng/kg là quá vô lý.
Theo ông Quyết, hiện tại các trang trại đều phải bán gà dưới giá thành, với số lỗ khoảng 10.000 đồng/con gà. Với tổng đàn gà cả nước hiện khoảng 14,4 triệu con thì chỉ riêng 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỉ đồng. Sáu tháng đầu năm 2015, số lượng nhập khẩu thịt gà đã tăng lên trên 50.000 tấn, trong đó gần 70% là gà nhập từ Mỹ.
Related news

Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.

Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.

Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.

Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) và nuôi 30 lợn lái, 100 lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. “Hàng ngày, các hộ chăn nuôi trong thôn, trong xã thường phải đi mua TACN, thuốc thú y nên tiện thể tới luôn nhà tôi để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Sau hơn 10 năm chăn nuôi, vợ chồng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với bà con” - bà Ngoan cho biết.