Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) Nuôi Cá Lóc Thu Lãi Trên 20 Triệu Đồng/hộ

Sau hơn 5 tháng triển khai nuôi thử nghiệm, chiều 3/11, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) triển khai nghiệm thu và đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá lóc và cá thát lát tại xã Thủy Tân và phường Thủy Lương.
Mô hình thử nghiệm với 6 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 1000 con cá lóc và 500 con cá thát lát, nuôi trong ao hồ và xen ghép nuôi trong lồng, vèo lưới. Từ nguồn vốn ngân sách thị xã, các hộ tham gia được hỗ trợ con giống, thức ăn, thuốc thú ý và kỹ thuật nuôi.
Theo đánh giá ban đầu, mô hình nuôi cá lóc và cá thát lát mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cá truyền thống; tỷ lệ cá sống đạt trên 60%, trọng lượng cá lóc trung bình từ 0,8 – 1kg, cá thát lát từ 0,5 – 0,7kg; trừ chi phí, mỗi hộ nuôi thu lãi từ 18 – 23 triệu đồng.
Sau khi đánh giá hiệu quả, mô hình cá lóc, cá thát lát sẽ được triển khai đồng loạt trên các địa bàn có diện tích ao hồ lớn, như Thủy Thanh, Thủy Phương, Thủy Phù...
Related news
Sáng 27/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề: “Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL”.

Giá gỗ nguyên liệu tăng từ 1,2 triệu đồng lên 1,4 triệu đồng/tấn, người trồng rừng thu lãi cao. Đầu mùa mưa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh Phú Yên đầu tư trồng rừng kinh tế.

Gần 3 tháng vừa qua, chị Phạm Thị Xuân Thủy (thôn K’Long C, xã Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã sản xuất và tiêu thụ hàng ngàn cây giống cà chua đen ghép cho khách hàng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng với giá bán mỗi cây khoảng 50.000 đồng.

Sáng 28/10, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả và xây dựng giải pháp nhân rộng mô hình gấc lai đen.
Nhằm giúp người trồng rau màu có thu nhập ổn định và từng bước sản xuất theo yêu cầu của thị trường, ngành nông nghiệp Đồng Tháp triển khai mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) tại nhiều huyện, thị.