Thí Điểm Xây Dựng Kho Chứa Thuốc BVTV Nhập Lậu Bị Thu Giữ Tại Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thời gian hoàn thành Dự án đưa vào hoạt động trong năm 2015.
Để đảm bảo việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ thí điểm tỉnh Lạng Sơn một dự án xây dựng 1 kho chứa thuốc và 1 xe ô tô chuyên dụng để thu gom, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bị thu giữ.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tỉnh Lạng Sơn lập dự án xây dựng kho chứa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về kho lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo quy định và kết hợp lưu chứa thuốc bị thu giữ trên địa bàn tỉnh với các tỉnh xung quanh; mua xe chuyên dụng phù hợp; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư để tỉnh làm căn cứ lập dự án.
Đồng thời, phối hợp các Bộ, ngành liên quan và tỉnh Lạng Sơn theo dõi, kiểm tra, đánh gia sau một năm hoạt động của dự án; nếu hiệu quả, đề xuất mở rộng mô hình thí điểm này.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, trên cơ sở đó hỗ trợ vốn cho dự án theo quy định.
UBND tỉnh Lạng Sơn có trách nhiệm căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo lập dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để thẩm định, bố trí kế hoạch vốn đầu tư năm 2015.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thời gian hoàn thành Dự án đưa vào hoạt động trong năm 2015. UBND tỉnh Lạng Sơn cần chủ động bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán sự nghiệp môi trường của ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp hiện hành để duy trì hoạt động của kho, phương tiện chuyên dụng thu gom, vận chuyển và tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật bị thu giữ.
Related news

Trước nhiều khó khăn, xã Lăng vẫn nỗ lực vượt khó, chặn đường về đích như được rút ngắn. Được biết, Lăng là một trong hai xã điểm của huyện Tây Giang, là một trong 50 xã điểm của tỉnh ta về xây dựng nông thôn mới (NTM).

Ngư dân Quảng Nam vẫn ra khơi trong mùa biển động và có được những chuyến biển gần bờ thành công khi sản lượng thu được và đầu ra hải sản đều đạt.

Trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường, huyện Thăng Bình đã có nhiều nỗ lực xúc tiến thương mại, hỗ trợ cải tiến thiết bị sản xuất, nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề nước mắm Cửa Khe (thôn 6, xã Bình Dương).

Góp phần thực hiện tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương, Công ty Điện lực Quảng Nam đã nỗ lực đầu tư gần 400 tỷ đồng từ các nguồn vốn vay ADB, KFW, ADB mở rộng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện.

Kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) được xem là hướng đi quan trọng để tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn như kỳ vọng.