Giống Lúa OM 108-200 Được Đánh Giá Cao

Trung tâm Giống Cây trồng tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân năm 2013-2014 tại Trại giống cây trồng Long Phú, huyện Long Phú. Hội thảo đã thu hút gần 500 nông dân, cán bộ kỹ thuật ở Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu…
Vụ đông xuân 2013-2014, Trại Giống cây trồng Long Phú trồng khảo nghiệm gần 60 giống lúa với diện tích trên 3ha. Sau khi được cán bộ kỹ thuật và các nhà khoa học giải đáp những thắc mắc về chu kỳ sinh trưởng, quy trình canh tác… của các loại giống lúa trồng khảo nghiệm, tham quan cánh đồng trồng khảo nghiệm, các đại biểu tham dự tiến hành bình chọn những giống lúa có năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh, có hướng canh tác thích hợp tại địa phương.
Kết quả, giống lúa OM 108-200 được nông dân đánh giá cao và được bình chọn nhiều nhất vì có tính chịu mặn, thích hợp với các vụ trong năm, kháng được bệnh đạo ôn, thối cổ bông; cứng cây, nở bụi nhanh, bông chum to, tỷ lệ hạt chắc cao… cho phẩm chất gạo trong, mềm cơm, năng suất bình quân từ 7 -9 tấn/ha. Ngoài ra, các giống OM 9582, OM 3673, OM 189, OM 7167 cũng được bình chọn nhiều.
Related news

Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty Bunge (Hoa Kỳ) thí điểm trồng cây đậu nành thay thế cây bắp tại xã Đá Bạc (H.Châu Đức). Đến thời điểm này, mô hình này đã mang lại hiệu quả bước đầu cho bà con nông dân trong xã.

Thời gian qua, huyện vùng cao Bác Ái được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, một số thôn, xã nằm trong vùng dự án được di dời về nơi ở mới.

Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.

Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.

Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.