Hà Nội Dành 959 Tỷ Đồng Để Nhân Rộng Giống Bò Lai Hướng Thịt
UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 1400/QĐ-UBND phê duyệt mở rộng dự án Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt Laisind thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố.
Theo đó, quy mô được mở rộng kết quả nghiên cứu lai tạo từ 28 xã trên địa bàn 7 huyện (Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Gia Lâm, Phú Xuyên, Đan Phượng) ra tất cả các xã còn lại của 7 huyện này và các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh, Hoài Đức.
Dự kiến, tổng vốn đầu tư thực hiện dự án khoảng hơn 959 tỷ đồng; trong đó, vốn của hộ dân và doanh nghiệp gần 860 tỷ đồng, chiếm 90,5%; vốn ngân sách thành phố hơn 90,45 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư. Thời gian thực hiện dự án trong vòng 5 năm (2014 - 2018).
Related news
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, tỉnh Đồng Nai đã giao cho Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải tập trung cho vay vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, việc chủ động các phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ngay từ cơ sở vẫn là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương lưu tâm.
Nếu trước đây, đinh lăng chỉ được trồng để chơi kiểng hoặc làm rau ăn kèm thì hiện nay, tại nhiều địa phương trong cả nước, nó đã và đang được nhân rộng diện tích, phát triển theo hướng cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều người cũng bắt đầu trồng thử nghiệm loại cây này với kỳ vọng đây sẽ là hướng đi mới giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.
Năm 2013, cả nước có khoảng 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, tổng diện tích thả nuôi 652.612 ha, sản lượng đạt 475.854 tấn. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% diện tích và 79,8% sản lượng. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích thả nuôi 6.270 ha, là một trong 10 tỉnh, thành có diện tích nuôi tôm lớn trong nước.
Vài năm trở lại đây, nông dân ở một số nơi trong tỉnh Cà Mau dần được tiếp cận với loại hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đạt nhiều kết quả bước đầu. Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, phấn khởi: “Huyện Trần Văn Thời đã phát triển được loại hình này ở xã Khánh Hưng với cây thanh long ruột đỏ.