Tây Ninh Xuất Hiện Bệnh Trắng Lá Mía

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Tân Châu (Tây Ninh) vừa xuất hiện bệnh trắng lá mía trên cây mía giai đoạn mía gốc 1 năm tuổi và mía tơ 2 - 3 tháng. Bệnh gây hại cho 39 ha mía ở mức 15 - 20%.
Bệnh trắng lá mía phát sinh làm cây mía bị lùn, toàn bộ lá và chồi non đều bị mất diệp lục tố, lá nhỏ và mềm, màu trắng, xuất hiện nhiều chồi bên, các đốt thân ngắn và cây sinh trưởng kém, có khi bị lụi dần.
Nhằm phát hiện sớm và chủ động ngăn chặn sự lây lan của bệnh từ ruộng này sang ruộng khác, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: khi phát hiện ruộng mía bị nhiễm bệnh trắng lá mía bà con nông dân nên nhổ bỏ, thu gom các gốc mía bị bệnh đem tiêu huỷ để tránh lây lan các cây khác; tuyệt đối không sử dụng các hom giống từ những ruộng đã bị nhiễm bệnh, chọn giống khoẻ, không bị nhiễm sâu bệnh và xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm nước nóng 50 - 54oC trong thời gian 1 giờ.
Bà con nên thường xuyên thăm ruộng mía, tăng cường công tác chăm sóc, vệ sinh ruộng mía, chống hạn, bón phân đầy đủ, cân đối để cây mía sinh trưởng, phát triển tốt.
Được biết, ngành BVTV đang tiếp tục điều tra, nắm sát tình hình bệnh trắng lá mía phát sinh gây hại cục bộ tại các ruộng mía gốc tái sinh đã bị nhiễm bệnh từ vụ trước để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Related news

Theo các hộ trồng tiêu tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, 2 tuần trở lại đây, giá hạt tiêu đen đã tăng lên gần 240.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu sọ (tiêu trắng) cũng tăng từ 320.000 đồng lên gần 380.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước tới nay.

Vừa qua, tại Trạm khuyến nông Củ Chi thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ giao nhận máy phun thuốc cho bà con nông dân tham gia “Mô hình cơ giới hóa trong trồng rau”. Đến dự buổi lễ giao nhận máy có Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó giám đốc Trung tâm. đại diện địa phương và bà con nông dân tham gia mô hình.

Đại diện Tập đoàn Nestlé (nhà máy chế biến cà phê tại Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa), cho biết hiện đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ 2 triệu euro và Công ty tư vấn EDE (Đức) thực hiện chương trình hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50 ngàn nông dân trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên.

Theo quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Gia Lai được chuyển 50.000 ha đất rừng nghèo, đất lâm nghiệp sang trồng cao su. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã cho phép 44 dự án của 17 doanh nghiệp (DN) triển khai trồng cao su trên địa bàn 5 huyện.

Do ảnh hưởng bởi nắng hạn kéo dài, hàng chục héc ta keo trên núi Hòn Ngang, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã bị chết khô. Nhiều hộ dân trồng keo đã phải bán đổ bán tháo, những hộ khác cũng như đang ngồi trên đống lửa...