Ngò Gai Lãi 50 Triệu Đồng/năm
Những năm trước ngò gai trúng mùa lãi trên 60 triệu đ/năm. Năm nay giá bán có giảm nhưng cũng lãi xấp xỉ 50 triệu
4 năm qua, mô hình trồng ngò gai ở xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao góp phần xóa đói giảm nghèo và đang được nhân rộng. Toàn xã có trên 400 hộ dân SX 27 ha ngò gai. Bình quân 1.000 m2 ngò gai thu lãi từ 40 - 50 triệu đ/năm.
Ấp Xẻo Môn được xem là thủ phủ của ngò gai với trên 300 hộ trồng. Nhờ đó nhiều hộ đã xây nhà mới, sắm sửa phương tiện đi lại. Chị Nguyễn Thị Hồng, ngụ ấp Xẻo Môn cho biết: “Trồng ngò gai không nặng nhọc lại cho thu nhập cao, chị em phụ nữ không còn phải đi làm thuê như trước đây. Nhà tui trồng 1.000 m2 ngò gai. Những năm trước ngò gai trúng mùa lãi trên 60 triệu đ/năm. Năm nay giá bán có giảm nhưng cũng lãi xấp xỉ 50 triệu".
Điều đáng nói là ấp Xẻo Môn đã tận dụng tối đa những bờ liếp trống trong vườn cây ăn trái, đất xung quanh nhà, men theo lối đi để trồng ngò gai. Khi thu hoạch chỉ việc cắt lá, rửa sạch, bó lại và cân cho thương lái đến tận vườn thu mua. Cứ sau 15 ngày lại cắt bán một lần.
Related news
Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.
Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.
Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...