Giá Bưởi, Quýt Đường Tăng Vào Cuối Năm

Theo các nhà vườn trồng bưởi ở huyện Lai Vung, cuối năm nay giá bưởi cứ tăng dần và ổn định ở mức cao nên người trồng bưởi rất yên tâm. Cụ thể, bưởi da xanh loại I giá từ 45.000 - 55.000 đồng/kg; bưởi năm roi giá từ 15.000 - 25.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm rồi.
Nguyên nhân khiến giá bưởi luôn giữ ổn định ở mức cao là do năm nay thời tiết không thuận lợi, các nhà vườn trồng bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long xử lý tỷ lệ đậu trái thấp, đạt khoảng 40%; sản lượng bưởi giảm cùng với việc nhu cầu thị trường hàng Tết tăng cao, nên đẩy giá bưởi tăng mạnh.
Theo nhận định ngành chuyên môn, thời gian tới, bưởi sẽ tiếp tục khan hàng sốt giá, nhất là bưởi da xanh, nếu thu hoạch bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán, giá có thể lên đến 70.000 - 80.000 đồng/kg.
Được biết, toàn huyện Lai Vung có khoảng 42ha diện tích bưởi da xanh và bưởi năm roi, tập trung nhiều ở các xã: Phong Hòa, Vĩnh Thới, Tân Hòa.
Sau hơn 1 tháng rớt giá mạnh, hơn 1 tuần nay giá quýt đường đã tăng trở lại. Theo một số nhà vườn ở xã Vĩnh Thới, hiện thương lái thu mua quýt đường tại vườn giá từ 24.000 - 27.000 đồng/kg, cao hơn thời điểm trước đó từ 6.000 - 9.000 đồng/kg. Với giá này, nhà vườn có lãi trên 10.000 đồng/kg.
Theo thương lái, giá quýt đường tăng trở lại là do quýt đường ở các nơi như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh... hết mùa. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ quýt đường lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tiêu thụ mạnh trở lại. Theo dự đoán từ đây đến Tết Nguyên đán giá quýt có thể sẽ tiếp tục tăng.
Related news

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, TP. Cần Thơ và Vĩnh Long cũng đã xuất hiện dịch cúm gia cầm, làm chết hàng loạt đàn gia cầm.

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.

Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.