Cà Chua Quả Khủng Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)

Gia đình bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang đưa ra thị trường loại cà chua có kích cỡ “khủng” chưa từng có từ trước tới nay tại Đà Lạt.
Sau hơn 2 tháng đưa giống cà chua Beef của Hà Lan vào canh tác tại thửa đất của gia đình, bà Phạm Thị Thu Cúc khá bất ngờ vì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Đạ Nghịt rất thích hợp cho loại cà chua giống mới này sinh trưởng và phát triển. Mỗi cây cà chua sau hai tháng rưỡi chăm sóc thì bắt đầu cho thu hoạch, một gốc từ 8 – 10kg.
Trung bình mỗi trái cà chua Beef nặng từ 4 – 6 lạng, trong đó có những trái nặng tới 1kg. Ước tính, với loại cà chua này một sào có thể cho thu về 20 tấn, với giá bán tại vườn dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/kg, trung bình mỗi vụ cho thu nhập trên dưới 400 triệu đồng.
Điều đặc biệt, loại cà chua giống mới này trong điều kiện bình thường có thể để kéo dài tối đa lên đến cả tháng mà quả vẫn không bị hư thối.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với thị trường tiêu thụ loại cà chua giống mới này là người tiêu dùng chưa quen sử dụng, nguồn gốc cà chua còn chưa được phổ biến rộng rãi.
Một thương lái chuyên đóng cà chua Beef đi siêu thị ở TP HCM cho biết, không ít người vẫn cho rằng đó là hàng Trung Quốc lại đội lốt nông sản Đà Lạt nhằm đánh lừa người tiêu dùng bán với giá cao, mặc dù đã được người bán giải thích, loại cà chua này có xuất xứ tại xã Lát, huyện Lạc Dương.
Do tâm lý người tiêu dùng vẫn còn e ngại, hiện nay loại cà chua giống mới này của gia đình bà Cúc chủ yếu nhập vào siêu thị Metro và cửa hàng cấp tại TP HCM.
Related news

Trong khi dịch bệnh trên tôm tại nhiều địa phương đã được kiểm soát thì tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại phải công bố dịch. Điều đáng nói là sau khi công bố dịch nông dân bất cập trong khâu quản lý lẫn ý thức của người nuôi.

“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.

Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.

Tam Dương là một trong 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai, BHNN đã giúp nông dân trong huyện yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Nghề khai thác rong mơ đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Đông, xã Ninh Vân) có thu nhập khá cao trong suốt thời gian dài. “Những năm trước, khai thác rong mơ là nghề hái ra tiền ở xã Ninh Vân, vì vậy cứ tới mùa rong mơ (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) là cả làng đi biển, lặn rong.