Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới cho nông dân Thái Nguyên

Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới cho nông dân Thái Nguyên
Publish date: Saturday. September 5th, 2015

Xuất phát từ thực tế trên, năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên phối hợp với huyện Phú Bình xây dựng mô hình nuôi vỗ béo bò, thời gian 3 tháng, tại hai xã Tân Khánh và Tân Kim.

Mô hình có quy mô 160 con bò với 70 hộ tham gia, được Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên triển khai từ tháng 6/2015.

Chọn bò đưa vào vỗ béo và tẩy giun sán cho bò là khâu đặc biệt quan trọng, do đó Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ phụ trách chăn nuôi thú y xã tuyển chọn những con bò đạt tiêu chuẩn. Trước khi vỗ béo, cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Phú Bình hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi thực hiện tẩy sán lá gan cho bò.

Đây là bước khởi đầu trong công tác vỗ béo, giúp cho bò có hệ tiêu hóa tốt để hấp thụ lượng thức ăn tối đa. Bên cạnh đó, bò vỗ béo còn được tiêm phòng vắc-xin tụ huyết trùng, khẩu phần thức ăn trong quá trình vỗ béo theo đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.

Kết quả sau 2 tháng, bò tăng trọng lượng hơi bình quân trên 700g/con/ngày. Theo tính toán của người chăn nuôi, bình quân sau 3 tháng nuôi vỗ béo, 1 con bò sẽ tăng trọng từ 65 - 70kg, thu lãi khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/con.

Đánh giá về kết quả bước đầu thực hiện mô hình vỗ béo bò, ông Cam Văn Giáp, cán bộ kỹ thuật phụ trách chỉ đạo mô hình, cho biết: “Việc tổ chức triển khai mô hình vỗ béo bò giúp cho người chăn nuôi hiểu rõ hơn lợi ích của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về vỗ béo bò trong giai đoạn bò cần tăng trưởng, đó là công tác vệ sinh định kỳ, tiêm phòng trước giai đoạn vỗ béo, khẩu phần thức ăn hợp lý, giảm mức tiêu tốn thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi nhưng thu được một lượng thịt tối đa trong quá trình vỗ béo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người chăn nuôi; đồng thời từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, tạo vùng chăn nuôi thâm canh cho người nông dân.

Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình vỗ béo bò trên địa bàn, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đây cũng là cơ sở để từng bước áp dụng  tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi cho nông dân trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới.


Related news

Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

Thursday. August 6th, 2015
Nghề nuôi đà điểu hết thời Nghề nuôi đà điểu hết thời

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

Thursday. August 6th, 2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

Thursday. August 6th, 2015
A Lưới (Thừa Thiên Huế) phát triển nuôi cá nước ngọt hơn 325 ha A Lưới (Thừa Thiên Huế) phát triển nuôi cá nước ngọt hơn 325 ha

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.

Thursday. August 6th, 2015
Nghệ An để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả Nghệ An để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả

Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.

Thursday. August 6th, 2015