Đắk Lao Chú Trọng Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Cho Người Dân
Theo ông Nguyễn Bá Chín, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Lao (Đắk Mil) thì hàng năm, địa phương đã chỉ đạo các đoàn thể phối hợp các các đơn vị chức năng của huyện tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, xã đã phối hợp tổ chức 7 cuộc hội thảo về sử dụng phân bón, thu hút gần 1.200 hộ nông dân tham gia. Xã cũng đã tiến hành cấp các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao như ngô lai, cà phê để người dân đưa vào sản xuất.
Thông qua những lớp tập huấn này, địa phương đã giúp người dân từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cũng như áp dụng nhiều biện pháp, kỹ thuật mới, mở rộng quy mô sản xuất, từ đó, nâng cao giá trị kinh tế.
Ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hiện tại, địa phương đã, đang phối hợp với Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thực hiện ghép, trồng tái canh cây cà phê trên những diện tích cà phê kém hiệu quả, nhằm nâng cao năng suất cho cho vườn cây.
Trao đổi về hiệu quả hoạt động này tại địa phương, ông Nguyễn Đức Hòa, ở thôn 10A, có 2 ha cà phê, cho biết: “Nếu như trước đây, sản lượng vườn cà phê của gia đình chỉ đạt khoảng 4 tấn/năm thì bây giờ con số đó đã vượt lên hơn 7 tấn. Ngoài được học lý thuyết, tôi còn được thực hành tại các vườn cây theo phương thức “cầm tay chỉ việc” để nắm chắc lý thuyết, từ đó, vận dụng thành công vào thực tế nhằm mang lại hiệu quả cao hơn”.
Tương tự, gia đình ông Lê Văn Thanh, ở thôn 13A cũng đã cho thu nhập cao hơn hẳn từ việc chủ động ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Ông Thanh chia sẻ: “Được tham gia các lớp tập huấn, tôi có thêm những kiến thức cơ bản về cách chọn giống cây, cách chăm sóc, kỹ thuật bón phân, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng… Không những vậy, tôi còn được tham quan các mô hình sản xuất cà phê hiệu quả, từ đó, có thêm nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào vườn cây của gia đình”.
Related news
Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...
Anh Nhuận cho biết: “Dê là loài ăn tạp, sức đề kháng cao nên nuôi không vất vả và tốn kém”. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng; thời điểm này, dê có trọng lượng
Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Ở khu vực Tây Nguyên, khi giá cao su giảm, đời sống của công nhân và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cao su càng khó khăn hơn.
Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô - Đắk Nông) hiện có vườn vải 400 gốc, cho thu hoạch mỗi năm 25 tấn, đưa lại tổng thu nhập 700 triệu đồng.