Nắng Nóng Bất Thường Đang Gây Hại Cho Người Trồng Ngô

Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, cả nước xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài đột biến, nhất là tại các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã khiến hàng nghìn nông dân các vùng trồng ngô lo ngại.
Mặc dù thời tiết đang diễn ra bất thường nhưng nông dân ở nhiều nơi hiện vẫn giữ thói quen gieo tỉa như mọi năm, nhiều nơi vẫn gieo đón ngay sau khi thời tiết chuyển mùa với một vài cơn mưa rải rác. Thậm chí, người dân đã bắt đầu gieo tỉa vào dịp đầu tháng 5 khi chưa hề có mưa với niềm tin rằng, giống như mọi năm, mùa mưa sẽ bắt đầu trong vòng 7 đến 10 ngày tới.
Gia đình ông Trương Đình Cừ, Ấp 4, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai than thở, tỷ lệ cây ngô mọc không tới 70% nhưng gia đình ông vẫn phải chăm sóc tiếp cho kịp vụ hai. Không chỉ riêng ông Cừ mà rất nhiều nông dân khác ở khu vực Nam Bộ cũng cùng chung hiện trạng đau đầu này.
Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch Hội nông dân Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ, xã ông cũng mất hàng trăm ha phải gieo lại, gây tốn giống và rất nhiều chi phí đầu vào cho bà con.
Ở huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Đô Lương, tỉnh Nghệ An hiện đang có hàng chục nghìn ha bắp lai chết khô, không hạt do nắng nóng khốc liệt kéo dài. Bà Trần Thị Thiên Hương, cán bộ kỹ thuật Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bày tỏ lo lắng: “Với tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay thì khả năng cây bắp kết hạt kém rất dễ xảy ra và chúng tôi lo ngại rằng nhiều diện tích trồng bắp tại tỉnh sẽ bị ảnh hưởng”.
Theo Tiến sĩ Trần Kim Định, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, với tình hình khô hạn hiện nay, năng suất cây ngô vụ hè thu 2014 có thể sẽ bị ảnh hưởng do hiện tượng mất cây, cây yếu, kết hạt kém, trái chìa, bồ cào răng cưa, bắp đuôi chuột, thậm chí không hạt… xảy ra trên diện rộng và tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.
Ông khuyên bà con nông dân nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng vào các giai đoạn quan trọng của cây bắp, nhằm có biện pháp xử lý đồng ruộng kịp thời, hỗ trợ cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện có thể…
Để có những vụ mùa như ý, bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diến biến thời tiết, tuân thủ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nâng cao “tay nghề” trồng bắp để phát huy được tối đa tiềm năng năng suất của giống.
Related news

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.

Hiện con cá tra chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, chỉ sau con tôm. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành hàng này vẫn đối mặt với tình trạng liên kết chuỗi lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; sản phẩm đơn điệu; thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi...

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….

Nếu như trước đây, huyện Con Cuông (Nghệ An) rộ lên phong trào làm đường giao thông nông thôn thì năm 2013, mũi nhọn được xác định là thực hiện các mô hình kinh tế hộ. Hiện nay, nuôi bò sinh sản ở xã Chi Khê và nuôi vịt bầu Quỳ ở xã Mậu Đức là những mô hình đem lại hiệu quả...