Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp

Theo đó, huyện sẽ tập trung triển khai thực hiện cách đồng liên kết gắn với tiêu thụ, chọn 1-3 xã thực hiện thí điểm để làm cơ sở nhân rộng cho giai đoạn sau; tiếp tục phát huy hiệu quả vùng chuyên canh màu, triển khai thực hiện mô hình sản xuất kiệu, khoai môn theo hướng an toàn; mở rộng diện tích canh tác xoài, cam, rau an toàn; đẩy mạnh chuyển giao khoa học – kỹ thuật trồng hoa kiểng và hình thành các tổ hợp tác liên kết tiêu thụ hoa kiểng tại một số xã như: Tân Khánh Trung, Long Hưng A, Long Hưng B và thị trấn Lấp Vò.
Trước hết, trong năm 2015, huyện Lấp Vò chọn 2 loại trái cây chủ lực của huyện là cam (Tân Khánh Trung) và xoài (Định Yên) để sản xuất theo hướng đầu ra thuận lợi, nâng cao hiệu quả; thành lập Trung tâm Dịch vụ tư vấn - Bảo vệ cây trồng, vật nuôi để phục vụ tốt nhu cầu tư vấn, hướng dẫn sản xuất và phòng dịch trên cây trồng, vật nuôi của nông dân...
Related news

Hiện nay nhiều nhà vườn ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đang tiến hành xới đất, bón phân kích thích cho cây bưởi ra hoa, đậu trái để kịp mùa bưởi Tết.

Hội ND xã Lê Chánh (thị xã Tân Châu) phối hợp cùng Phòng Kinh tế thị xã vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò cho hội viên ND.

Những năm gần đây, nhiều người dân ở huyện Châu Thành đã tự mày mò chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, có hộ chuyển sang trồng chanh, nuôi cá lóc, trồng nhãn idor...

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai lo lắng người chăn nuôi sẽ tìm cách nuôi heo vượt quá 100 kg để xuất sang Trung Quốc và một khi thị trường này ngừng mua người chăn nuôi sẽ khó bán được trên thị trường nội địa vì người tiêu dùng trong nước thích ăn thịt heo nhiều nạc hơn.

Hiện Việt Nam không nhập thanh long của Trung Quốc như một số thông tin xuất hiện gần đây, nên người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng loại trái cây này.