Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Đồng

Mô Hình Nuôi Cua Đồng
Publish date: Saturday. June 2nd, 2012

Dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long do Trường đại học Cần Thơ làm chủ dự án đã triển khai thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi ở xã nông thôn mới Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Trước đây là mô hình chăn nuôi heo nái hướng nạc, kế đến là mô hình nuôi vịt siêu thịt và đến nay là mô hình nuôi cua đồng.

Cua đồng có tập tính sinh sống bò dưới đáy ao và đào hang chui rúc, có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa nên khâu quản lý phải cẩn trọng. Cua đồng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn tấm, cám, lúa, khoai, củ, cua, cá và cả thức ăn công nghiệp của cá. Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và tìm mồi vào ban đêm. Tuy nhiên nó cũng có khả năng nhịn đói từ 10 - 15 ngày. Đặc biệt cua cũng có tập tính lột xác tái sinh, trong quá trình đó nó có thể tái sinh càng, que đã mất (các nhà khoa học lợi dụng đặc tính này của cua để sản xuất cua lột). Mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng bình quân từ 20 - 50%. Tuổi thọ của cua là 1 - 2 năm tuổi.

Cùng với mục đích là đầu tư theo nhu cầu của nông dân, dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long đợt này đầu tư cho xã Mỹ Thọ mô hình nuôi cua đồng cho 20 hộ nông dân tham gia, với phương thức đầu tư là hỗ trợ không hoàn lại 500.000 đ/hộ nuôi, để bà con trang bị lưới cước nylon làm khung bao ao nuôi và sẽ cho mượn tiếp 500.000 đ/hộ để bà con mua con giống.

Vừa qua Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đã tập huấn kỹ thuật nuôi cua cho gần 30 nông dân trong huyện Cao Lãnh, trong đó có 20 nông dân trong dự án. Đến nay dự án này đã có 15 hộ thả nuôi. Anh Lê Quốc Văn ở ấp 3, xã Mỹ Thọ đã thả 700 kg giống trên diện tích chỉ 1.000 m2 ao nuôi. Anh cho biết: “Từ trước tới giờ tôi chủ yếu nuôi nhốt dự trữ lại lúc cua rẻ giá 500 đ/kg, qua tới tháng giêng, tháng hai bán được trên 10.000 đ/kg, chứ đâu biết cách cho ăn và phòng bệnh. Nay được Trung tâm khuyến nông tỉnh tập huấn thấy con cua đồng dễ nuôi quá”.

Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Tháp thì người nuôi có thể thiết kế các dạng ao, hồ riêng biệt hay kết hợp ruộng lúa. Tuy nhiên, thiết kế ao, hồ phải gần sông rạch, có nguồn nước dồi dào, ao nuôi nên có diện tích từ 300 - 1.000 m2, độ sâu từ 0,8 - 1,2 m là tốt nhất.

Cũng với phương pháp rào chung quanh bờ ao bằng đăng tre, lưới cước và tấm nhựa nylon để tránh cua bò ra, 20 hộ trong vùng dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long ở xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, thiết kế ao nuôi chu đáo. Anh Nguyễn Hữu Tường ở ấp 4, xã Mỹ Thọ nhận xét: “Biết cách chăm sóc, cho ăn và phòng bệnh thì mô hình này chắc chắn có hiệu quả”.

Cua đồng là giống thiên nhiên phổ biến ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, cứ vào mùa lũ cua đầy đồng, có hộ bắt cua chỉ để ủ mắm, làm phân hay làm thức ăn cho cá, tôm. Với việc nuôi cua đồng, nông dân sẽ có nguồn cua cung cấp trong mùa nghịch vào tháng giêng, tháng hai để tăng thu nhập.

Related news

Ninh Bình Hội Thảo Đầu Bờ “Xây Dựng Mô Hình Ương Giống Cá Trắm Cỏ” Ninh Bình Hội Thảo Đầu Bờ “Xây Dựng Mô Hình Ương Giống Cá Trắm Cỏ”

Qua khảo sát các hộ nuôi trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chung của dự án đã chọn được 12 hộ dân của 2 xã để lựa chọn làm điểm triển khai dự án. Xã Khánh Tiên có 8 hộ, quy mô 2 ha; xã Yên Hòa có 4 hộ, quy mô 2 ha. Đây là những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng đầu tư vốn sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ trong vùng.

Thursday. June 19th, 2014
Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.

Thursday. June 19th, 2014
Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.

Thursday. May 22nd, 2014
Trồng Điều Trồng Điều "Kiểu Mới"

Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.

Friday. June 20th, 2014
Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

Thursday. May 22nd, 2014